Rồng và đầy – ống bễ thợ rèn

Sự sống được xây dựng trên nhiều cơ sở mâu thuẫn bên trong. Sự sống không phải là cái nó xuất hiện ra. Đằng sau những yếu tố xuất hiện ra là những yếu tố không thấy được và là cái tuyệt đối mâu thuẫn.

Nhưng chúng ta không bao giờ nghĩ về cái đối lập.

Khi chúng ta nhìn vào sinh, chúng ta không có được dấu hiệu lờ mờ về chết. Nếu bất kì người nào nói về chết khi sinh xảy ra, chúng ta qui cho người đó là điên. Nhưng chết bao giờ cũng ẩn đằng sau sinh và người biết thì thấy chết đồng thời với sinh.

Bây giờ điều này cũng hệt như khi ai đó đang trên giường chết, chúng ta không bao giờ nghĩ về việc sinh của người đó; nhưng sau mọi chết, vòng sinh bắt đầu. Khi chúng ta thấy một bộ mặt đẹp, điều không bao giờ xuất hiện cho chúng ta là có thể một ngày nào đó nó biến thành xấu. Khi ai đó còn trẻ, chúng ta không nghe thấy tiếng bước chân của tuổi già đằng sau cái đẹp và cường tráng của tuổi thanh niên. Khi ai đó thành công trong cái gì đó, nhớ thất bại đang ở ngay cận kề; nhưng điều này không bao giờ xuất hiện cho chúng ta. Khi ai đó được đặt trên bệ cao nhất, chúng ta không bao giờ nhớ rằng một ngày nào đó người đó sẽ rơi xuống đất. Chúng ta không nghĩ theo cách này chút nào.

Sự tồn tại che giấu cái đối lập bên trong bản thân nó. Do đó, người trí huệ là người có năng lực từng khoảnh khắc thấy được cái đối lập nữa. Người thấy chết trong sống, sáng trong tối, thất bại trong thành công, xấu trong đẹp, hận đằng sau yêu và bê bối đằng sau ca ngợi, một mình người đó là trí huệ.

Lão Tử ở đây cho chúng ta những tin tức sâu sắc nhất về các cái đối lập này. Cơ sở thấp nhất của cái đối lập là gì?

Bạn có thấy ống bễ trong cửa hàng thợ rèn không? Lão Tử đã cho một ví dụ về ống bễ. Ông ấy nói, “Khi ống bễ trở thành rỗng không khí, đừng nghĩ nó đã trở thành bất lực.” Sự thực là ở chỗ sức mạnh của ống bễ nằm trong sự rỗng của nó. Không có sức mạnh trong ống bễ được chất đầy. Thợ rèn làm rỗng ống bễ, để chất đầy nó bằng sức mạnh. Chính sức mạnh của rỗng bên trong ống bễ mà nó hút không khí vào. Ống bễ đã đầy không có sức mạnh còn lại để hút khí vào. Nó đã đầy tới mức không cái gì thêm có thể được chất vào trong nó. Nó là điểm cuối cùng của tính đầy. Bây giờ nó là bất lực nhưng khi nó là rỗng nó là mạnh mẽ và có sức mạnh hút không khí vào.

Trong khoảnh khắc chết, ống bễ của một người bị làm rỗng ra. Bây giờ sự sống lại có thể xuất hiện. Hơi thở bên trong bạn ở thời điểm chết bị ép ra bây giờ bạn lần nữa lại có thể nhận vào từ việc làm tươi mới hơi thở sự sống. Bạn có bao giờ nghĩ rằng bạn chỉ có khả năng hít vào hơi thở cho sự sống của sự tồn tại, khi bạn đã thở ra không? Khi bạn thở ra, bạn là mạnh mẽ và không rỗng. Bạn chỉ việc làm rỗng hơi thở nhưng khả năng của bạn để hít sự sống vào lại tăng lên.

Lão Tử nói, “Khi ống bễ là rỗng, đừng nghĩ chúng là yếu. Nó sẽ hút không khí vào và cũng tống không khí ra. Rỗng là một bước hướng tới đầy.” Nhưng chúng ta thấy đơn thuần rỗng trong rỗng và đơn thuần thấy đầy trong đầy.

Lão Tử nói: “Rỗng là một bước hướng tới đầy, và đầy là việc chuẩn bị cho là rỗng lần nữa.” Đây là chân phải và trái của sự tồn tại. Sống không thể liên tục chỉ đi trên một chân. Hơi thở đi vào chỉ giống như một chân của sự sống như hơi thở đi ra. Nếu chúng ta quan sát việc thở của mình, chúng ta sẽ thấy rằng hơi thở đi ra là đồng nghĩa với chết và hơi thở đi vào là đồng nghĩa với sống. Những người đã nghiên cứu khoa học hô hấp đều nói rằng chúng ta chết đi với mọi hơi thở và được tái sinh lại.

Tuy nhiên chết không có nghĩa trở thành bất lực. Nó có nghĩa duy nhất điều này: rằng chúng ta thực sự lại trở thành mạnh mẽ. Chúng ta đã ném cái cũ đi và năng lực của chúng ta để chất đầy cái mới vào đã trở nên sắc bén và rõ ràng.

Lão Tử nói “Sự tồn tại vận hành như một cặp các ống bễ giữa trời và đất.” Chúng ta có thể hiểu khái niệm đầy đủ về vũ trụ thông qua cách làm việc của hệ thống hô hấp – qua hơi thở vào và ra. Nếu mặt trời mọc lúc bình minh là giống hơi thở vào, mặt trởi lặn buổi chiều là giống như hơi thở ra. Toàn thể vũ trụ đập rộn ràng với hiện tượng thở này – như cặp các ống bễ.

Và bây giờ xem như kết quả của nghiên cứu không ngừng bởi Einstein và những người khác, một quan niệm mới đã được trao cho vật lí – quan niệm mà Lão Tử đã không có tri thức – quan niệm về vũ trụ mở rộng. Mãi cho tới giờ chúng ta đã bị ấn tượng rằng vũ trụ là một lượng cố định nhưng bây giờ các nhà khoa học nói rằng vũ trụ mở rộng mãi mãi. Hệt như đứa trẻ trút đầy không khí vào trong quả bóng bay và nó trở nên ngày càng lớn hơn, cũng thế vũ trụ đang mở rộng liên tục. Nó đang mở rộng với tỉ lệ hàng triệu dặm mỗi giây. Chu vi bên ngoài của nó đang ngày càng lớn hơn. Các sao đang đi ra ngày càng xa hơn khỏi nhau.

Cũng như khi chúng ta thổi quả bóng nhỏ và viết hai chấm lên nó. Thế thì khi quả bóng ngày càng lớn hơn, hai chấm này sẽ đi ra xa và tách rời nhau. Cho nên cũng thế các ngôi sao đang đi ra xa hơn khỏi nhau. Chu vi đang đi ra nhanh hơn khỏi trung tâm.

Nhưng Einstein đã đặt khoa học phương Tây vào khó khăn lớn; và đó là: kết thúc cho điều này sẽ là gì? Việc mở rộng này kết thúc ở đâu? Và nếu và khi nó dừng lại, do đó nguyên nhân sẽ là gì? Phương Tây còn chưa có câu trả lời cho điều này. Tuy nhiên câu trả lời này là đạt tới được từ Lão Tử, là đạt tới được trong Upanishads. Và câu trả lời là – việc mở rộng vũ trụ là hơi thở đang phồng ra. Nhưng những thứ mà phồng ra, cũng xẹp lại nữa – sẽ có hơi thở xẹp lại. Phương Tây đã đạt tới quan niệm về hơi thở phồng ra; bây giờ việc nhận ra quan niệm về hơi thở xẹp lại là cần thiết tương đương.

Các nhà tư tưởng của phương Đông nói, “Việc mở rộng lan ra này, chúng ta gọi theo tên là sự sáng tạo. Khi sự sáng tạo này bắt đầu co lại (khi hơi thở bắt đầu đi ra) chúng ta gọi nó là sự huỷ diệt của vũ trụ.” Khi vũ trụ mở rộng tới tối đa của nó, nó tất yếu bắt đầu quá trình đảo ngược và bắt đầu co lại. Điều đó chỉ giống như khi bạn thở vào phổi phồng lên tới mức tối đa của chúng và thế rồi ngay lập tức bắt đầu co lại.

Các hiền nhân Ấn Độ đã đưa ra một phát biểu rất tuyệt vời; họ đã so sánh một thời đại sáng tạo với một hơi thở của Brahma. Khi Brahma thở vào, thế giới mở rộng, khi ông ấy thở ra, vũ trụ thu nhỏ lại và mọi thứ co lại tới dạng hạt mầm của nó.

Lão Tử nói: “Giữa trời và đất chỉ có trò chơi của các ống bễ. Cũng vậy, mọi thứ giữa trời và đất được bao quanh bởi nhị nguyên. Nơi có mở rộng ra, có thu nhỏ lại.” Tại sao Lão Tử nói điều này? Ông ấy nói điều này để cho nếu bạn muốn mở rộng bạn phải được chuẩn bị cho thu nhỏ lại. Nếu bạn rất hăm hở đạt tới sống, bạn phải sẵn sàng  chết nữa. Nếu bạn có ao ước lớn về cái đẹp, bạn đang gieo hạt mầm của xấu. Nếu bạn ao ước thành công, bạn đang làm ra con đường đưa tới thất bại.

Một hôm ai đó đi tới Lão Tử và hỏi ông ấy, “Thưa thầy Lão Tử, thầy đã bao giờ biết bất hạnh không?” Lão Tử bắt đầu cười. “Không”, ông ấy nói, “Ta chưa bao giờ biết tới bất hạnh vì ta chưa bao giờ ao ước biết hạnh phúc.”

Chúng ta cũng ao ước không biết tới bất hạnh nhưng điều đó là chỉ để cho chúng ta có thể giữ việc trải nghiệm hạnh phúc. Chúng ta muốn hạnh phúc ở cùng chúng ta mãi mãi. Nhưng Lão Tử nói ông ấy không bao giờ biết tới bất hạnh vì ông ấy không bao giờ khao khát hạnh phúc. Chúng ta bao giờ cũng trải nghiệm khổ và buồn vì khi chúng ta gieo hạt mầm hạnh phúc, hạt mầm của bất hạnh cũng tự động được gieo. Ham muốn hạnh phúc là việc sinh của bất hạnh.

Chính hơi thở đi vào trở thành hơi thở đi ra. Một mình việc mở rộng là cách đi tới thu nhỏ lại; và một mình sáng là cánh cửa của tối. Nhưng cái đối lập không bao giờ xuất hiện cho chúng ta, trong khi sống đung đưa, như ống bễ của thợ rèn, giữa các cái đối lập.

Lão Tử không bao giờ có thể bị đánh bại vì ông ấy đã không bao giờ ao ước thắng! Lão Tử bao giờ cũng nói, “Không ai đã bao giờ xúc phạm ta vì ta đã không làm thu xếp nào cho khen ngợi. Bất kì khi nào ta đi tới đám tụ tập, ta bao giờ cũng ngồi nơi mọi người để giầy của họ, vì không có cách nào để bị đẩy lại sau thêm nữa!” Lão Tử thường nói, “Ta bao giờ cũng chiếm chỗ thấp nhất, không ai có thể xê dịch ta cho dù sang vị trí thứ hai vì ta bao giờ cũng là người đầu tiên ở chỗ cuối cùng. Ta bao giờ cũng đứng ở chỗ cuối xa nhất của hàng – từ đó không còn chỗ thêm để đi. Do đó, không ai có thể đẩy ta lại sau hơn nữa.” Điều này dường như rất mâu thuẫn.

Nhưng đây là điều đúng. Người chọn vị trí cuối nhất thì không có cách nào để bị đẩy lui lại sau thêm nữa; trong khi người đứng ở trước, đã làm nhiều thu xếp để bị đẩy lại sau. Thực ra, chính bước đi người đó dùng để đạt tới chỗ cao nhất sẽ được những người khác sử dụng để đẩy người đó xuống.

Mulla Nasruddin đang câu cá trên bờ sông vào một sáng. Anh ta bắt được một số cua và anh ta bỏ vào giỏ bên cạnh mình. Một số chính khách ngẫu nhiên tới khi đi dạo và họ thấy cua trong giỏ của Mulla. “Mulla, đậy nắp giỏ lại nếu không cua sẽ bò ra hết.” “Đừng sợ,” Mulla đáp, “Những con cua này được sinh ra là các chính khách. Ngay khi một con cua bò lên, những con khác kéo nó xuống. Chúng sẽ không bao giờ chạy mất.” Mulla còn giải thích thêm rằng anh ta thường bao giờ cũng đậy giỏ lần đầu tiên nhưng thế rồi tôi đã phát hiện ra chúng là các chính khách bẩm sinh làm sao. Bây giờ anh ta không còn đậy nắp giỏ!

Bất kì khi nào bạn trèo lên, bạn hầu như không biết có bao nhiêu người ở đó, những người bạn xúi bẩy kéo bạn xuống. Giả kim thuật nằm ở trong chính hành động trèo lên của bạn. Thực ra, vui thích của việc trèo lên nằm ở việc xúi bẩy người khác kéo bạn xuống. Hiểu điều này một chút đi. Nếu không ai hăm hở kéo bạn xuống, bạn sẽ không có được vui thích trong việc trèo lên. Nếu bạn ngồi trên ngai vàng và không có ai cố trục xuất bạn khỏi chỗ đó, ngai vàng không còn hấp dẫn.

Giá trị của ngai vàng là chỉ khi có hàng nghìn người nhăm nhe đấy bạn ra khỏi nó và chiếm lấy nó cho bản thân họ. Vui thích bạn có khi ngồi trên ngai vàng là cùng một điều thúc giục người khác kéo bạn tuột ra khỏi nó. Cả hai điều này được kết hợp lại. Lão Tử nói, “Ông không thể kéo ta xuống vì ta ngồi ở chỗ mà từ đó ông không thể xuống thấp hơn được. Do đó ngai vàng của ta được bảo vệ tốt.”

Lão Tử biết cái đối lập và biết cái đối lập là lời kinh cho hiểu biết hoàn hảo trong thế giới này. Nếu chúng ta muốn là người đầu tiên, chúng ta chỉ muốn là người đầu tiên. Chúng ta không nhận biết về mâu thuẫn này rằng chỉ người cuối cùng có thể là người đầu tiên. Bây giờ nếu chúng ta muốn chất thêm vào, chúng ta chỉ muốn chất thêm vào. Chúng ta không nhận biết về sự kiện đối lập là một mình người là rỗng mới có thể chất vào. Khi chúng ta tìm kiếm tôn vinh, chúng ta phấn đấu vì một mình tôn vinh vì chúng ta không biết rằng đây là phương cách làm ô danh. Chính vấn đề kĩ năng và khéo léo lớn nhất là thấy cái đối lập. Chúng ta quả có thấy cái đối lập.

Ai đó tới thăm Mulla Nasruddin. Ngay khi người đó vào Mulla nói, “Xin ngồi xuống, lấy một ghế ngồi.” Người này bực mình. Anh ta là người giầu có của làng – không phải là người thường; và do vậy bị nói tới một cách không trang trọng là rất đau với anh ta. Anh ta nói, “Nasruddin, ông có biết tôi là ai không?”

Chúng ta bao giờ cũng hăm hở nói, “Tôi là ai.”

Nasruddin nói, “Xin ông vui lòng nói cho tôi.”

“Ông không biết sao,” người này nói, “Tôi là người giầu nhất trong thị trấn?” “Tôi xin lỗi,” Nasruddin nói, “Tôi không biết. Ông có thể lấy hai ghế.”

Người ta không thể ngồi trên hai ghế không thành vấn đề người ta giầu thế nào. Nhưng ham muốn có đó tất cả như nhau. Người này giận, “Ông có còn minh mẫn không hả Mulla? Làm sao tôi có thể ngồi trên hai ghế được?” Anh ta hét lên.

Nasruddin đề nghị một kĩ thuật, “Ông đặt chồng ghế này lên ghế kia và trèo lên ngồi trên nó,” anh ta bảo ông này.

Ngai vàng là nhiều ghế thế, ghế này chồng lên ghế kia. Ngai vàng ngụ ý chỗ ngồi mà dưới nó có hàng nghìn chỗ ngồi. Tuy nhiên nhớ cho, tất cả những người ngồi ghế bên dưới bạn đang bị ép xuống bởi trọng lượng của bạn, bao giờ cũng sẽ cố tống bạn ra khỏi ghế của bạn. Chẳng có vui gì trong việc đơn thuần ngồi trên một ghế. Thực tại người ta thích cưỡi lên trên trốc của mọi người.

Người thích khuất phục mọi người; nhưng ghế (địa vị) của bạn càng lên cao hơn thì nguy hiểm ngã xuống càng tăng lên theo cùng tỉ lệ, vì số người tương đương đang bị ép xuống bên dưới nó. Họ sẽ không ngưng nghỉ cho tới khi họ tống được bạn ra. Do đó ghế thứ nhất không bao giờ là an toàn trên thế giới này. Nó là chỗ mất an toàn nhất trên thế giới.

Lão Tử nói, “Tâm trí chúng ta bao giờ cũng hăm hở đạt tới mọi thứ một cách nhanh chóng và trực tiếp vì chúng ta không có ý tưởng về cái đối lập.” Nếu chúng ta nhận biết về cái đối lập, thế thì chúng ta biết nghệ thuật vĩ đại nhất đó mà là tôn giáo. Tôn giáo nói nếu bạn muốn đạt tới sống tối cao, sẵn sàng chấp nhận chết tối cao đi. Chết đi chính khoảnh khắc này, và sống tối cao là của bạn. Tôn giáo nói nếu bạn muốn đạt tới giầu có mà không kẻ cắp nào có thể lấy đi từ bạn, thế thì trở thành vô giầu có và coi điều đó là kho báu lớn nhất của bạn. Và nếu bạn ao ước tôn vinh và kính trọng, trở thành vô thực thể một cách tự nguyện đi.

Có một sư ở Nhật Bản có tên Lâm Tế. Khi ông ấy chết mọi người đã khám phá ra rằng ông ấy đã lan truyền mọi chuyện tầm bậy về bản thân ông ấy. Ông ấy đã thuyết phục vài người để lan truyền đủ loại tin đồn về ông ấy. Ông ấy chết như một người vô danh. Khi ông ấy nằm chết ông ấy đã cám ơn bạn bè mình vì như vậy cứu ông ấy khỏi sự điên rồ của đám đông. Ông ấy nói chính vì lòng tốt của họ mà ông ấy bây giờ chết một cách an bình. Ông ấy là vô thực thể tới mức không ai tới để thách thức vị trí của ông ấy. Ai quan tâm thách thức người vô danh? Chính địa vị, chức vụ của một người hấp dẫn những người khác và thúc giục họ gây ra sự suy sụp của người này.

Lão Tử nói: “Các hơi thở đối lập vận hành mãi trong sự tồn tại giống như cặp ống bễ trong cửa hàng thợ rèn.” Một điều ông ấy nhấn mạnh rất thường xuyên và đó là, khi ống bễ là rỗng, thế nữa sức mạnh của nó vẫn còn không bị phá vỡ. Đừng nghĩ nó là vô sức mạnh khi trống rỗng. Sức mạnh trong các ống bễ là lực đầy đủ – không bị phá vỡ. Hư không có sức mạnh của hoàn hảo.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.2, Ch.17 Tính một trong các cái đối lập và thiết lập trong rỗng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Notice: ob_end_flush(): failed to send buffer of zlib output compression (0) in /home/nhoshn0t/public_html/wp-includes/functions.php on line 5471