Vật lí hiện đại nói rằng khi nguyên tử bị phá ra không cái gì còn lại ngoại trừ rỗng. Nhưng trong vũ trụ, nguồn năng lượng là việc bùng nổ của nguyên tử. Himalayas không thể so được về sức mạnh với nguyên tử, cái là vi mô thế, bạn không thể thấy được nó bằng mắt trần. Nếu chúng ta đặt một triệu nguyên tử cái nọ lên trên cái kia, nó chỉ có thể dầy như sợi tóc con người. Chúng ta đã nghe điều được nói ‘Bỏ da của tóc’ nhưng điều này sẽ là loại bỏ da của da của tóc, vô hạn lần. Việc này nhắc tôi nhớ tới một câu chuyện.
Một người bạn của Nasruddin đã tới từ một làng để gặp anh ấy. Anh này mang một con vịt làm quà tặng cho anh ấy. Nasruddin làm thịt vịt và anh ta thết đãi khách của mình bữa tối hoành tráng. Mười lăm ngày sau, một người tới. Nasruddin chào đón anh ta một cách thân thiết và mời anh ta ngồi ghế. Vị khách nói, “Tôi là bạn của người bạn đã mang tới cho anh con ngỗng.” Nasruddin thết anh ta với cùng món.
Nhưng các khách cứ tiếp tục tới.
Thế rồi bạn của bạn của bạn tới và thế rồi bạn anh ta tới! Giờ đã sáu tháng và Nasruddin hoảng sợ. Bất kì ai tới đều nói là bạn của người đã tới lần trước. Với người cuối cùng trong dòng này, Nasruddin từ thất vọng đã mời nước và nói, “Dùng chút nước sốt vậy.” “Nhưng cái này không là nước sốt!” Người này kêu lên, “Cái này chỉ là nước nóng.” “Đây là nước sốt của nước sốt của nước sốt…. của nước sốt của con vịt mà đã được nấu. Bây giờ nếu anh muốn có nước sốt của ngỗng đã được nấu sáu tháng trước, nó là thứ rất sai. Cũng như anh mất thời gian du hành từ người bạn, cũng phải mất thời gian dài để nước sốt du hành từ ngỗng. Lần sau anh tới, anh sẽ được chỉ nước lạnh, vì bây giờ cuộc hành trình của súp đang trở nên quá lâu!”
Nếu chúng ta nghĩ về nguyên tử, nó không phải là rộng ngay cả như lớp bọc của tóc. Đó là cuộc hành trình rất dài. Nếu chúng ta bóc sợi tóc ra một triệu lần cái gì sẽ còn lại từ tóc? Vậy mà nguyên tử đã không bao giờ được nhìn kĩ, không chỉ bởi mắt trần mà thậm chí còn qua kính hiển vi. Các nhà khoa học nói rằng cái họ phỏng đoán về nguyên tử có thể được so sánh với bao nhiêu người quan niệm về Thượng đế trong thời cổ. Họ đã không nhìn thấy nguyên tử nhưng có những vấn đề mà chỉ có thể được giải quyết nếu chúng ta chấp nhận sự tồn tại của nguyên tử. Do đó, chúng ta phải tin vào nguyên tử. Đây đích xác là điều những người tôn giáo thường nói, “Chúng ta đã không nhìn thấy Thượng đế nhưng có nhiều vấn đề không thể được giải quyết nếu không có việc chấp nhận sự tồn tại của ngài.” Cho nên có các giả định đơn thuần hay bạn có thể nói, “Thượng đế là không thấy được nhưng bằng chứng về ngài thì hiện hữu.”
Cho nên các nhà khoa học cũng nói, “Nguyên tử chúng ta không thể nhìn thấy nhưng chúng ta có thể thấy việc nổ.” Hiroshima bị thu lại thành tro. Một triệu người biến thành tro. Đây là kết quả. Kết quả này không thể bị làm giả. Đây là sự thực. Nó là thấy được với mắt trần; nhưng cái mà bên trong nó kết quả này xảy ra, là không thấy được. Chúng ta chỉ tưởng tượng rằng cái gì đó đã phá ra, gây ra trong việc xả ra nhiều năng lượng thế. Thứ tưởng tượng đó là nguyên tử. Nhưng một thứ vi tế và tưởng tượng đó như nguyên tử là cái tạo ra năng lượng bao la thế.
Tôn giáo bao giờ cũng nói rằng nếu bạn muốn đạt tới sự mở rộng bao la, bạn sẽ phải đạt tới cái tối thiểu nhất, cái vi tế nhất. Tôn giáo bao giờ cũng nói về các cái đối lập. Các nhà khoa học ngày nay cũng đã bắt đầu hiểu ra một chút. Tôn giáo nói, “Để đạt tới cái lớn, đạt tới cái vi tế đi. Nếu bạn muốn đạt tới Thượng đế, bạn sẽ phải đạt tới một phần đó của atman, cái nằm ẩn bên trong bạn.” Người khởi hành để đạt tới Thượng đế một cách trực tiếp, không bao giờ tìm thấy ngài. Người đó sẽ làm mất bản thân mình nhưng không bao giờ đạt tới Thượng đế. Người ham muốn tìm kiếm Thượng đế, sẽ phải quên toàn bộ về ngài. Người đó phải khám phá ra nguyên tử của sự sống, cái nằm bên trong cái ngã riêng của người đó. Ngay khi điều này được khám phá ra, Thượng đế được đạt tới.
Bắt giữ nguyên tử là bắt giữ việc mở rộng bao la. Nhưng sự kiện đảo ngược này không tới trong việc hiểu của chúng ta. Bên cạnh đó, nguyên tử là rỗng đầy đủ – đúng là như không; và cái không này nuôi dưỡng năng lượng bao la thế bên trong bản thân nó! Nhưng điều này cũng không phải là rỗng tuyệt đối. Rỗng mà Lão Tử nói tới, là đầy đủ, rỗng hoàn hảo. Bây giờ nếu một nguyên tử, nó là rỗng không hoàn hảo, có thể làm phát sinh ra nhiều năng lượng thế, bao nhiêu năng lượng mà rỗng hoàn hảo có thể giữ bên trong bản thân nó?
Các rishis bao giờ cũng đã nói rằng qua rỗng, vũ trụ đi vào hiện hữu. Và việc mở rộng bao la này là có thể, nhiều trăng và sao thế – hàng triệu và hàng triệu chúng! Các tính toán của chúng ta chỉ là cái đối lập. Chúng ta tin rằng bất kì cái gì được sinh ra đều được sinh ra nơi nó hiện hữu tại cội nguồn. Chúng ta nghĩ mọi thứ có thể tới chỉ từ một hoàn cảnh được đáp ứng. Cái gì có thể đi ra từ rỗng? Chúng ta nghĩ theo cách này vì chúng ta không có ý tưởng nào về số học đối lập. Lão Tử là người tuyên bố vĩ đại nhất trên thế giới này về toán học đối lập này. Ông ấy nói rằng năng lượng vĩnh viễn. Tại sao Lão Tử hăm hở thế để tuyên bố điều này?
Lão Tử ngụ ý bởi điều này rằng nếu bạn ao ước là người chủ của năng lượng không phân chia này, bạn sẽ phải trở thành rỗng – như cặp ống bễ mà đã được làm rỗng không khí hoàn toàn – nơi có chân không đầy đủ. Thế thì sự tồn tại tối cao biểu lộ. Trong chính cái rỗng đó, bạn có được thoáng nhìn đầu tiên về năng lượng vĩnh viễn.
Chúng ta là tới mức chúng ta bận rộn chất đầy bản thân chúng ta, hệt như thợ rèn điên có thể chất đầy ống bễ của ông ấy bằng các vật. Thế thì ống bễ trở thành vô dụng. Chúng ta là những thợ rèn điên như vậy, chất đầy các ống bễ của sự tồn tại bằng đủ mọi thứ. Chúng ta chất đầy sự rỗng của nó bằng các thứ vô giá trị, vô dụng, như của cải, địa vị, danh tiếng, như bạn bè, như vợ và chồng và con trai và con gái. Cái rỗng bị chất đầy tới miệng. Và thế rồi chúng ta trở nên giống như cửa hàng đồng nát. Chúng ta đầy tới mức hơi chút chuyển động và chúng ta va vào cái gì đó. Chúng ta chỉ bằng cách nào đó xoay xở để sống trong những hoàn cảnh này.
Chúng ta không có năng lượng không phân chia bên trong chúng ta. Mahavira nói, “Người trở thành rỗng, trở thành chúa tể của năng lượng vĩnh viễn.” Làm sao chúng ta có thể làm rỗng bản thân chúng ta, làm sao chúng ta có thể trở thành hư không – Lão Tử giải thích thêm. Hiện tại ông ấy chỉ nói điều này rằng điều cần thiết là chúng ta phải hiểu sự vinh quang của rỗng, rằng chúng ta phải hiểu cái ngu xuẩn của việc chất đầy bản thân chúng ta.
Mọi phương pháp bên trong và sâu mà đã được tiến hoá trên thế giới này – dù nó là yoga, thiền, tantra, tôn thờ, lời cầu nguyện – mọi phương pháp này đều là các phương pháp làm rỗng người. Người bị chất đầy với những thứ rất tầm thường.
Mulla Nasruddin đã là bạn với nhà vua của nước ông ấy. Mulla được coi là ở trong số những người trí huệ nhất của vương quốc ông ấy. Một hôm nhà vua hỏi ông ấy, “Mulla, tâm trí ông có trở nên trống vắng khi ông cầu nguyện không?” “Chắc chắn rồi thưa bệ hạ”, Mulla đáp, “Tâm trí thần là số không tuyệt đối khi thần cầu nguyện.” Nhà vua không tin ông ta. Nhà vua bảo Nasruddin, “Đến thẳng chỗ ta từ thánh đường hồi giáo sau lời cầu nguyện, thứ sáu này. Ta sẽ có đức tin vào sự chân thật của ông. Nói cho ta sự thực. Nếu ông nói thực, ông sẽ không phải cưỡi lừa thêm nữa. Ta sẽ cho ông ngựa hay nhất trong vương quốc.”
Nasruddin nói, “Thần có thể xem con ngựa được không?” Ông ta được chỉ cho xem con ngựa. Ông ta bị cám dỗ khủng khiếp khi nhìn con vật đẹp đẽ này. “Bệ hạ đã đẩy thần vào thế khó xử,” ông ta nói với nhà vua. “Thần sẽ trình diện bản thân mình vào thứ sáu.”
Nasruddin tới nhà vua sau lời cầu nguyện ngày thứ sáu. Nhà vua đã buộc ngựa ở cổng. Ông ta hỏi Nasruddin, “Nói cho ta một cách chân thực – không ý nghĩ nào thoáng qua tâm trí ông trong lời cầu nguyện chứ?” “Tâm trí thần hoàn toàn rỗng,” Nasruddin nói. “Chỉ tại chính lúc cuối có chút rắc rối.” “Vấn đề đó là gì?” Nhà vua hỏi. “Thần chắc chắn bệ hạ sẽ cho ngựa”, Nasruddin nói, “nhưng thần đã tranh cãi bên trong bản thân thần liệu bệ hạ có cho roi không? Roi này đã làm thần phát điên loạn. Thần đã cố tối đa để nghĩ chỉ về Allah nhưng thần không thể nghĩ được cái gì ngoài cái roi. Một ý nghĩ này sở hữu thần – thần sẽ cần chiếc roi để cưỡi ngựa về nhà. Bệ hạ sẽ cho nó chứ?”
Tưởng tượng, một thứ nhỏ bé như chiếc roi và Thượng đế bị gạt sang bên. Chiếc roi là thứ tầm thường nhưng đơn thuần ý nghĩ về nó có thể loại bỏ Thượng đế từ bên trong. Điều đó cũng giống như khi hạt bụi rơi vào mắt, toàn thế giới trở thành trống. Hạt bụi tầm thường che giấu đỉnh núi cao nhất khỏi cái nhìn. Một ý nghĩ nhỏ phá huỷ cái rỗng bên trong và thứ nhỏ bé nhất và tầm thường nhất là đủ để chất đầy chân không bên trong.
Tất cả chúng ta đều bị chất đầy bên trong và đó là nguyên nhân của nghèo và khổ của chúng ta. Người trở thành rỗng bên trong, trở thành hoàng đế. Chỉ có một cách trở thành vua – là rỗng như bầu trời bên trên. Để bên trong được chất đầy với không gian. Không gian bên trong càng lớn, năng lượng được tạo ra càng mạnh.
Mọi việc xảy ra vĩ đại và có ý nghĩa của thế giới này đều xảy ra trong im lặng, trong trống rỗng.
Bà Curie, người đàn bà đầu tiên được giải thưởng Nobel, đã được hỏi bà ấy đã làm gì để đạt tới giải thưởng này. Bà ấy đáp, “Chừng nào tôi còn cố làm bất kì cái gì, tôi chẳng đạt tới cái gì. Giải thưởng Nobel mà tôi đã nhận không phải là vì cái gì đó tôi đã làm. Cái gì đó đã nảy sinh từ im lặng bên trong tôi.”
Chính sự kiện đáng ngạc nhiên là nhờ vào toán học mà bà ấy đã được giải thưởng này, bà ấy đã thức dậy ban đêm và ghi vào một mảnh giấy. Trong nhiều năm bà ấy đã làm việc trên vấn đề này và đã không gặp thành công. Bà ấy hoàn toàn mệt mỏi. Bà ấy đã quyết định từ bỏ thực nghiệm này một cách toàn bộ. Chính đêm đó, bà ấy đã thức dậy từ giấc ngủ, viết ra cái gì đó trên một mảnh giấy và lại đi ngủ. Đến sáng bà ấy nhớ rằng bà ấy đã thức dậy trong đêm và đã viết ra cái gì đó. Khi bà ấy thấy tờ giấy bà ấy sững sờ khi thấy vấn đề của mình đã được giải quyết! Bà ấy không thể nói rằng chính bản thân bà ấy đã giải nó. Điều này đã tới từ cái rỗng bên trong.
Einstein đã nói đi nói lại trong các bài nói của ông ấy rằng bất kì cái gì ông ấy đã biết vẫn còn không được biết chừng nào ông ấy còn cố biết nó: “Khi tôi từ bỏ mọi nỗ lực, ở đâu đó từ không gian bên trong, tôi không biết làm sao, tri thức này đã nảy sinh và biểu lộ bản thân nó.” Người đã được giải thưởng Nobel về khám phá của mình về dây chuyền nguyên tử nói tri thức này xuất hiện cho ông ấy trong giấc mơ ban đêm. Bản thân ông ấy không thể tin được điều đó nhưng đó là cách nó đã là vậy. Những việc xảy ra vĩ đại nhất và tốt nhất mà đã từng xảy ra trên thế giới này, tất cả đều đã xảy ra trong cái rỗng – dù nó đã xảy ra cho Phật hay cho Mahavira, dù nó đã xảy ra cho Lão Tử hay cho Einstein.
Nijinski thường nói điều đó: “Chừng nào tôi đang múa với ý thức rằng ‘tôi’ đang múa, điệu múa của tôi là bình thường nhưng khi cái rỗng bên trong tôi bắt giữ tôi, điệu múa của tôi trở thành phi thường.”
Một hôm khi về nhà, vợ ông ấy bảo ông ấy. “Điệu múa của anh phi thường tới mức tim em thổn thức nghĩ rằng anh đã là người không may duy nhất mà không thể thấy được nó.” Nijinski nói, “Em nhầm. Anh cũng thấy.” “Làm sao em có thể tin được điều đó?” Vợ ông ấy truy vấn. Ông ấy đáp, “Chừng nào chính anh múa, anh không thể thấy bản thân anh nhưng khi cái rỗng bên trong tiếp quản anh với điệu múa, anh đứng sang bên và quan sát như một khán giả.”
Nijinski đã là vũ công duy nhất người không bị tác động bởi sức hút – người ta nói vậy. Nhiều lần trong điệu múa, ông ấy sẽ nhảy lên không trung và thế rồi ông ấy hạ xuống chậm thế như chiếc lông từ cánh chim rơi. Ông ấy không bao giờ ngã uỵch như mọi người vẫn vậy nhưng rơi xuống như chiếc lá rụng khỏi cây.
Đó đã là kì công tuyệt diệu làm cho khán giả sững sờ. Đó dường như là một kì công không thể được – không thể tin được! Mọi người truy vấn ông ấy làm sao ông ấy xoay xở được điều đó vì sức hút phải có tác dụng lên thân thể người. Không thành vấn đề thân thể thuộc về ai, đất kéo nó xuống. Nijinski chắc sẽ nói, “Chừng nào còn ‘tôi đây’ sức hút sẽ có tác dụng nhưng khi cái rỗng tiếp quản, tôi không ý thức về bất kì cái gì. Thế thì tôi rơi xuống đất dường như tôi vô trọng lượng.”
Bên trong có cái rỗng. Bất kì khi nào việc trình bày điệu múa lớn đã xảy ra, nó đã nảy sinh ra từ cái rỗng này, bất kì khi nào bài thơ lớn đã được tạo ra, nó đã nảy sinh từ trống rỗng này, bất kì khi nào sáng suốt lớn đã được đạt tới, chính là qua chính rỗng này. Khoa học được sinh ra từ đây, tôn giáo và nghệ thuật cũng vậy nhưng chúng ta, người bị chất đầy với bản ngã thì không thể có được bất kì chỗ nào gần nó từ bất kì hướng nào vì chúng ta không bao giờ rỗng. Chúng ta không bao giờ có thể bay trong bầu trời mở vì chúng ta bị kéo nặng xuống bởi đá bên trong tới mức giữ chúng ta dính với đất.
Lão Tử nói, “Rỗng là năng lượng hoàn hảo, không thể phân chia.”
Lão Tử bao giờ cũng thường kể chuyện. Ông ấy thường nói, “Ta biết tên của một ca sĩ lớn, đã không hát trong nhiều năm. Ta khởi hành đi tìm ông ta vì ta tò mò làm sao một người có thể nổi tiếng khi người đó đã không hát lấy một bài trong nhiều năm. Khi cuối cùng ta xác định được vị trí của ông ấy, ta thấy ông ấy không có nhạc cụ mà cũng không có tiền để hát. Ông ấy đang ngồi dưới cây. Ta hỏi ông ấy, ‘Tôi được biết ông là một ca sĩ rất lớn nhưng tôi không thấy việc thu xếp cho nhạc ở đây.’
“Với điều này ông ấy đáp, ‘Tiền là cần thiết chừng nào tôi phải tạo ra nhạc. Bây giờ nhạc được tự nó tạo ra. Chừng nào các bài ca còn chưa tới theo cách riêng của chúng, tôi phải hát chúng. Bây giờ các bài ca đổ ra theo cách riêng của chúng.'”
“Nhưng tôi không thể nghe được chúng,” Lão Tử bảo ông ấy. Ca sĩ đáp, “Ở lại đây chút đi. Ông sẽ phải ở lại cùng tôi lúc nào đó và dần dần, ông sẽ bắt đầu nghe thấy.”
Thế là Lão Tử ở lại với ông này. Chẳng mấy chốc ông ấy đã bắt đầu nghe thấy âm nhạc. Thế rồi ông ấy quay về. Khi các đệ tử hỏi ông ấy, “Thầy đã nghe thấy nhạc đó chưa? Nó thế nào?” Ông ấy đáp, “Nó đã là nhạc của rỗng. Không có lời ở đó – đã có im lặng của rỗng. Hôm nay ta có thể nói cho các ông rằng nhạc có lời, không phải là nhạc, nó đơn thuần là tiếng ồn. Nhạc hiện hữu ở nơi có im lặng của rỗng.”
Quán tưởng nhạc như vậy là không thể được với chúng ta. Bạn đang nghe nhạc đàn sitar bây giờ. Nếu bạn nghĩ rằng khi một giai điện nảy sinh từ các dây đàn sitar, nhạc được tạo ra, bạn nhầm. Chính kẽ hở chen giữa từng nốt hình thành ra nhạc – kẽ hở, không gian rỗng giữa hai nốt. Người nghe các nốt không nghe nhạc. Người đó chỉ nghe thấy các nốt. Người nghe không gian rỗng giữa hai nốt, một mình người đó nghe nhạc. Việc trình bày nhạc càng lớn, nó càng phụ thuộc vào kẽ hở giữa các nốt.
Chuyện được kể về Schubert là bất kì khi nào ông ấy chơi violin đều có những khoảng hở dài ở giữa. Một lần khi ông ấy đang biểu diễn, thầy giáo nhạc tình cờ ngồi ở hàng trước. Schubert bắt đầu chơi, thế rồi dần dần tay ông ấy dừng lại và dây đàn violin trở thành im lặng. Một khoảnh khắc, hai khoảnh khắc, ba! Thầy dạy nhạc nghĩ, có lẽ ông ấy đã quên điều ông ấy phải chơi. “Chơi điều anh biết đi,” ông ấy khuyên anh ta, “Bỏ cái mà anh không biết.” Các bác học về bất kì nghệ thuật nào, người có tính bảo thủ với mọi qui tắc bao giờ cũng sẵn sàng với lời khuyên của họ. Họ biết mọi thứ bên trong các qui tắc. Cái ở bên ngoài mọi qui tắc, là ở bên ngoài họ nữa.
Schubert đã viết trong tự tiểu sử của mình. “Lần đầu tiên tôi nhận ra năng lực của người nghe của tôi. Điều tôi đã chơi chỉ là đoạn dạo qua đó nhạc chảy khi tôi dừng lại. Nhưng thầy dạy nhạc tốt bụng đã nói với ông ấy, “Nếu anh đã quên các nốt, chơi cái gì đó khác đi.” Schubert ném violin lên sàn và về nhà. Ông ấy không bao giờ nhặt lên nhạc cụ của mình nữa. Mọi người cầu xin ông ấy, “Tôi phải chơi trước ai?” Ông ấy hỏi. “Những người này chẳng biết gì về nhạc. Họ coi tiếng ồn của các nốt là nhạc. Cái đó chỉ là để đánh thức các ông để cho các ông có thể không đi vào ngủ. Thế thì khi các ông thức, nhạc cụ phải dừng lại để cho các ông có thể trượt vào trong im lặng.”
Phật thường nói: “Điều ta có thể nói, ta đã nói cho các ông nhưng điều đó không phải là điều thực. Điều mà ta không thể nói, ta đã không nói, đó mới là điều thực.” Do đó, những người đã đơn thuần nghe ta, sẽ không hiểu ta. Những người đã nghe ‘việc không nói’ của ta, một mình họ sẽ hiểu ta.” Nghe cái mà không được nói – điều này có thể là có khả năng không? Chắc chắn, điều đó là có thể. Thực ra việc nói chỉ là có chủ định khi giữa hai bờ của việc nói, sông của không nói chảy. Các nốt là hữu dụng chỉ khi giữa hai bờ của nó, sông nhạc chảy. Các nốt, các lời chỉ hình thành nên các bờ nhưng những người coi bờ là sông, sẽ không bao giờ hiểu sông. Họ không bao giờ đạt tới sông.
Lão Tử nói: “Giữa trời và đất là không gian rỗng như cặp ống bễ. Một mình cái đó là năng lượng không phân chia.” Không thành vấn đề bạn tiêu thụ bao nhiêu năng lượng này, nó được tái sinh nhiều hơn nhiều. Bạn càng dùng rỗng nhiều, sống càng được sinh ra nhiều. Nhưng chúng ta không biết cách dùng hư không. Chúng ta cũng không biết làm sao là rỗng. Lão Tử chỉ cho chúng ta cách là hư không và cách dùng hư không này.
Từ “Con đường Đạo”, T.2, Ch.17 Tính một trong các cái đối lập và thiết lập trong rỗng