Lão Tử nói: “Thánh nhân ở bên ngoài các cái đối lập.” Cho nên nếu bạn cảm thấy rằng Mahavira là tốt với bạn, điều đó toàn bộ là việc hiểu của bạn. Mahavira không chịu trách nhiệm cho điều này. Và nếu bạn cảm thấy Mahavira nhìn bạn bằng con mắt sắc nhọn và thiêu đốt, điều đó cũng toàn bộ là việc hiểu của bạn. Điều này thuần tuý là diễn giải của bạn. Mahavira chẳng liên quan gì tới điều đó. Thánh nhân không bao giờ chia bản thân ông ấy thành hai.
Nhưng Lão Tử cũng nói, “Thánh nhân đối xử với người dường như họ là chó rơm.” Thánh nhân nhìn người như chó rơm! Thánh nhân bao giờ cũng được mọi người tin là nhìn thấy Thượng đế bên trong mọi sinh linh – không chỉ người – rằng ông ấy phải thấy người như thế chứ! Ông ấy đáng phải thậm chí không nhìn ra chó rơm theo cách đó chứ! Ông ấy đáng phải thấy Thượng đế ngay cả trong chó – đó là điều chúng ta đã nghe thấy!
Điều này Lão Tử nói là gì vậy? Ông ấy nói điều hoàn toàn đối lập. Nhưng điều này không mâu thuẫn. Đó là mặt kia của cùng một chuyện. Người thấy Thượng đế bên trong bạn, cũng thấy chó rơm bên trong bạn. Cố hiểu điều này đi: Trong bạn tôi nói trong sự tồn tại, ông ấy sẽ không thấy gì ngoài Thượng đế. Nhưng bạn không là sự tồn tại, bạn chỉ là búi rơm khô, cái nút, một phức hợp. Bạn không là người – bạn là phức hợp các bệnh. Bản thể trong bạn nằm ẩn đằng sau phức hợp này.
Khi thánh nhân nói ông ấy thấy Thượng đế ở mọi nơi, ông ấy gạt sang bên phức hợp này và nói – ông ấy gạt bạn sang bên, bạn, người là một búi bệnh tật. Khi ông ấy nói: “Cái này hiện hữu,” ông ấy không đề cập tới bạn nhưng ông ấy đang đề cập tới cái ở bên ngoài bạn, cái mà bạn chưa bao giờ gặp gỡ. Bạn nghe ông ấy nói và bạn nghĩ ông ấy ngụ ý bạn. Bạn đơn thuần chỉ là búi rơm – một phức hợp các bệnh tật và phức hợp này thánh nhân coi như chó rơm.
Phức hợp này là bản ngã của chúng ta. Đó là điều ‘Tôi đây’ là gì. Với cái đó nó cho chúng ta cảm giác rằng ‘Tôi đây’. Thánh nhân không nghĩ cái này có bất kì giá trị gì. Nhưng bản ngã này tìm cách thức và phương tiện để ngụ ý là kết quả. Nó có thể nằm ra dưới chân thánh nhân hay nó có thể vênh váo ngạo mạn bên ngoài trong bãi chợ với hiểu biết rằng chính ‘tôi’ có thể đạt tới chân của thánh nhân – Tôi đấy! Khi người khác đứng một cách bất lực và nhìn lên, chính một mình tôi có vinh dự nổi bật chạm chân ông ấy; và khi người khác còn đang khao khát một cái nhìn, tôi đã có vinh dự về việc có thoáng nhìn của ông ấy! Những đôi mắt kia đã tràn đầy với yêu thương – nhưng chính những đôi mắt này một ngày nào đó sẽ biến thành đá vì chúng là sản phẩm của tưởng tượng riêng của bạn.
Đây là lí do tại sao những người như Lão Tử đã không hấp dẫn với quần chúng. Quần chúng chỉ bị hấp dẫn tới những người nuôi dưỡng cho bản ngã của họ, bởi những người lão luyện trong nghệ thuật cám dỗ bản ngã của họ. Nghệ thuật bán hàng là điều dẫn dụ con người. Hàng nghìn cuốn sách đã được viết về điều này ở Mĩ trong hai mươi năm qua. Họ dạy mọi người – ‘Cách thu phục bạn bè và ảnh hưởng tới mọi người‘. Họ dạy mọi người cách giữ vợ hay chồng, cách dụ dỗ khách hàng mua các thứ. Họ chỉ ra hàng nghìn cách theo đó bản ngã của người có thể được nịnh.
Nếu người đàn bà xấu nhất có năng lực cám dỗ bản ngã của bạn, Mumtaz-Mahal và Noorjahan chắc sẽ trở thành không đáng gì. Cái đẹp của đàn bà nằm nhiều ở quyền lực thuyết phục của cô ấy hơn nhan sắc của cô ấy. Đây là lí do tại sao đàn bà xấu nhiều lúc thực hiện điều không thể được trong khi đàn bà đẹp vẫn đứng trong hàng đợi! Nhiều lần người bình thường trở thành người lãnh đạo quyền lực trong khi thậm chí không ai nhìn vào người thông minh phi thường. Bí mật là gì? Là vì người thông minh này ít biết nghệ thuật nuôi dưỡng bản ngã của người khác.
Không cái gì đã bao giờ được thu lấy hay được bán trong thế giới này chừng nào bạn chưa làm chủ nghệ thuật nịnh bản ngã của người khác. Và cái gì có thể dễ hơn điều này? Người khác bao giờ cũng sẵn sàng chịu thua lời nịnh của bạn. Thực ra người đó hăm hở chờ đợi điều đó. Bạn tiến một bước tới người đó và người đó sẵn sàng ngã mười lần.
Người như Lão Tử không thể bị ảnh hưởng vì ông ấy nói rằng bản ngã của bạn không là gì nhiều hơn chó nhồi rơm!
Khổng Tử tới gặp Lão Tử. Ông ta thấy không có chỗ nào để ngồi – không ghế, không bậc thềm cao. Khổng Tử là người rất có kỉ luật. Ông ta nhìn quanh và thấy một chỗ để ngồi. Lão Tử nói, “Ngồi bất kì chỗ nào ông thích, điều đó không tạo ra khác biệt gì cho căn phòng. Ta ngồi đây từ lâu rồi và căn phòng đã không nhìn ta ngay cả một lần.” Khổng Tử ngồi xuống nhưng ông ta rất không thoải mái vì ông ta không bao giờ ngồi thẳng trên sàn trước đây. Lão Tử nói, “Thân thể đã ngồi xuống rồi. Ông nữa cũng ngồi xuống đi.” Bản ngã đang đứng thẳng đằng sau ông ta. Lão Tử nói, “Vì ông đã ngồi rồi, để bản ngã cũng ngồi đi.”
Khổng Tử ngồi nhưng ông ta đã không nghe thấy lời về điều Lão Tử phải nói. Nếu một trăm lời được nói ra, chín mươi chín lời có lẽ đã không được nghe thấy trong trường hợp của tất cả các bạn.
Napoleon Hill đã là một nhà tư tưởng giỏi của Mĩ. Ông ấy nói, “Nếu bạn muốn làm cho cách thức của bạn đi vào bên trong một người, nịnh bản ngã của người đó đi. Thế thì người đó sẽ sẵn sàng nghe bạn. Bằng không người đó sẽ không được chuẩn bị ngay cả để nghe bạn.” Bạn tới tôi và tôi hỏi bạn ngay khi bạn đi vào, ý nghĩ nào đang diễn ra bên trong bạn, và nếu bạn cho lời đáp thực thà, bạn sẽ thấy tâm trí bạn bị bận bịu với đủ mọi loại ý nghĩ. Bây giờ nếu tôi muốn xuyên thấu vào bên trong bạn, tôi sẽ phải phá vỡ luồng ý nghĩ này. Chỉ thế thì lời của tôi mới có thể đạt tới bạn. Bằng không mắt bạn sẽ nhìn tôi, tai bạn sẽ nghe tôi nhưng luồng ý nghĩ bên trong sẽ cứ tiếp diễn.
Napoleon Hill nói, “Nếu bạn muốn phá vỡ luồng ý nghĩ bên trong của một người, thổi bùng bản ngã của người đó. Thế thì người đó sẽ lập tức được chuẩn bị để nghe bạn.” Ông ấy đã viết trong tự truyện của mình rằng người ta lởn vởn với bốn điều – danh tiếng, của cải, ham muốn và tuổi tác. Mọi điều này đều là các phần của bản ngã. Nếu bạn muốn làm ra lối vào tim ai đó, bạn có thể bắt đầu từ bất kì chỗ nào trong những điều này.
Ông ấy (Hill) lên một chiếc xe bus. Xe bus chạy nhanh và trời mưa nặng hạt bên ngoài. Ông ấy phải xuống ở trạm 55. Ông ấy đi tới người lái xe và nói, “Nhờ ông nói cho tôi khi nào trạm 55 tới, tôi phải xuống ở đó. Trời tối và đang mưa nặng hạt. Tôi không muốn bị lỡ chỗ dừng của tôi.” Người lái xe đáp, “Làm sao tôi có thể nhớ được? Bên ngoài trời mưa và đêm thì tối. Tôi phải để mắt vào lưu thông hay vào trạm dừng? Xin ông trông chừng cho bản thân ông.”
Giá như đó là người khác, ông ấy chắc đã cam lòng về lại ghế của mình nhưng Napoleon muốn thử thực nghiệm của ông ấy. “Tôi chỉ đang cố bảo ông,” ông ấy nói, “rằng có một ổ gà gần trạm dừng 55 và ông phải cẩn thận.” Thế rồi ông ấy đi về chỗ của mình. Khi tới trạm 55, người lái xe mau lẹ dừng lại. “Ổ gà đâu?” ông ta hỏi Hill, “Không có ổ gà đâu. Tôi chỉ muốn tạo ra cái hố trong luồng ý nghĩ của ông thôi.” Và ông ấy xuống xe bus.
Nếu ý nghĩ về chết thu hút bạn, bản ngã bị giật mình, nếu ý nghĩ về giầu có hay địa vị thu hút bạn, bản ngã sụp đổ và luồng ý nghĩ bị phá vỡ và lối mở được tạo ra. Thế thì bạn có thể xuyên thấu vào bên trong.
Nhưng làm sao một người như Lão Tử đi vào bên trong bạn được? Ông ấy không nói về giầu có cũng không nói về địa vị hay cấp bậc; ông ấy cũng chẳng nói về ham muốn. Ông ấy sẽ chỉ nói, “Ông là chó rơm.” Ai sẽ nghe theo người như vậy?
Sau khi trở về từ Lão Tử, bạn có biết Khổng Tử đã nói gì với đệ tử của ông ta không? Ông ta nói, “Đừng bao giờ đi tới ông già đó. Ông ấy không phải là người mà là sư tử! Ông ấy dường như sẵn sàng ăn thịt các ông. Ta chưa bao giờ bắt gặp một người khắc nghiệt hơn ông ấy. Ta kinh sợ ông ấy! Ta đã không hiểu lấy một lời từ điều ông ấy đã nói – không phải là ta đã không nghe rõ ông ấy. Ta đã không nghe thấy ông ấy chút nào! Nhìn vào mắt người này là điều khó khăn.”
Lão Tử không từ bi không khắc nghiệt. Nhưng Khổng Tử đã thấy ông ấy là khắc nghiệt, vì một nhà tư tưởng lớn như ông ta – ông ta phải biết nhiều hơn Lão Tử chứ. Chính Khổng Tử đã tạo ra Trung Quốc. Ông ta có uy tín lớn. Ngay cả vua cũng tôn kính ông ta và cho ông ta mọi kính trọng. Họ vội vàng đứng dậy và đưa ông ta vào chỗ của ông ta khi ông ta tới – thế mà ông già này lại bảo ông ta, “Ngồi xuống đi, phòng sẽ không bận tâm đâu!” Tâm trí ông ta thậm chí còn bị đóng nhiều hơn.
Các thánh nhân là không từ bi. Họ là một với sự tồn tại tới mức chính sự tồn tại nói từ bên trong họ. Chính sự tồn tại tiến hành mọi cách xử sự của họ. Chính sự tồn tại ra lệnh cho họ đứng hay ngồi. Thánh nhân không tồn tại trong bản thân ông ấy. Nếu điều này được lưu trong tâm trí, sẽ dễ hiểu lời kinh dường như kì lạ này của Lão Tử.
Giá mà chúng ta có thể nhìn thánh nhân theo cách này, thế thì toàn thể quan niệm về thánh nhân sẽ thay đổi hoàn toàn. Thế thì chúng ta sẽ nhìn khác, nghĩ khác.
Nhưng chúng ta lấy góc nhìn đặc biệt riêng của chúng ta khi chúng ta đi tới thánh nhân. Chúng ta không đi tới thánh nhân để hiểu ông ấy. Chúng ta đi điều tra quan điểm riêng của chúng ta. Nếu chúng ta nghe ông ấy, thế nữa chúng ta phân loại các thứ mà chúng ta cho là đúng. Điều này ngụ ý cái gì? Nó ngụ ý, lời nào của thánh nhân khớp với bạn. Nếu nó khớp với bạn thế thì nó là đúng bằng không thì không đúng. Thế thì người này là sai. Bạn làm bản thân bạn thành tiêu chí. Do đó việc gặp gỡ của bạn với thánh nhân không bao giờ xảy ra.
Thánh nhân mà Lão Tử nói tới, bạn sẽ không bao giờ gặp. Tuy nhiên bạn nhất định gặp các thánh nhân đi chia kẹo! Ông ta sẽ để kẹo vào lưỡi bạn và bạn sẽ trở nên cực kì sung sướng. Chó rơm sẽ vẫy đuôi thán thưởng và nói, “Đây là thánh nhân!” Ông ta sẽ rẩy nước lên đầu bạn và ban phúc lành cho bạn rằng thành công nhất định là của bạn. Ông ta sẽ cho bạn bùa, mật chú nào đó để thắng kiện ở toà, để chiếm được tình yêu đã mất của bạn. Những thánh nhân như thế có đầy trên thế gian nhưng người như Lão Tử là rất khó kiếm được.
Ông ấy sẽ không tới con đường của bạn chừng nào bạn chưa được chuẩn bị để coi bản thân bạn như chó rơm. Và người sẵn sàng và sẵn lòng coi bản thân mình như vậy, tìm ra thánh nhân như vậy ngay ngưỡng cửa nhà mình! Người đó không cần khởi hành đi tìm ông ấy vì sự tồn tại bắt đầu tự hiển lộ bản thân nó – cho chúng ta những điều huyền bí của nó, những bí mật của nó – tương ứng với việc chuẩn bị riêng của chúng ta! Mọi thứ dựa trên tính cảm nhận của chúng ta.
Lão Tử chỉ ra cái là phần quan trọng nhất của việc chuẩn bị của chúng ta. Đây không đơn thuần là siêu hình. Gợi ý của Lão Tử là làm cho chúng ta hiểu điều chúng ta nên làm nếu chúng ta muốn gặp gỡ thánh nhân như vậy. Chúng ta sẽ phải rất rõ ràng về bản thân chúng ta – như điều chúng ta đang là vậy.
Nếu tôi là gì trở thành rõ ràng cho việc hiểu của tôi, cái nút đã hình thành bên trong tôi, sẽ tan biết không mất thời gian nào. Nhưng phiền phức là điều này không xuất hiện cho chúng ta.
Gần đây một người mẹ đã cố gắng tới tôi từ New York cùng con gái của cô ấy. Đã có nhiều đấu tranh giữa hai người này. Người mẹ đang bị ấn tượng rằng cô ấy yêu con gái mình lắm. Hai tháng trước đây cô ấy đã tới. Thế rồi cô ấy đã bảo tôi rằng cô ấy yêu các con của mình nhiều tới mức cô ấy sẽ cho cả mạng sống của mình cho chúng. Tôi bảo cô ấy nghĩ lại đi vì điều này là phi tự nhiên. Cô ấy cứ khăng khăng rằng cô ấy yêu ba con gái của mình thế, điều đó chắc là khó cho tôi hình dung ra! Tôi lại bảo cô ấy nghĩ lại điều đó đi.
Với điều này cô ấy bắt đầu khóc và đấm ngực. Cô ấy nói, “Thầy ác thế, rút lại lời của thầy đi, vì tôi thực sự và thực tình yêu các con tôi.” Cô ấy càng khóc to tôi càng trở nên cứng rắn hơn. “Bạn đang cố thuyết phục ai bởi việc này – tôi hay cái ngã riêng của bạn?” Tôi hỏi cô ấy. “Nếu bạn yêu chúng, bạn yêu chúng. Vấn đề nên kết thúc ở đó. Không cần làm việc trưng bày như thế này! Vì bạn khóc và kêu la nhiều thế và đấm ngực nữa tôi lại bảo bạn. Nhìn vào bên trong và cố hiểu bản thân bạn đi. Việc khóc của bạn sẽ không có tác dụng với tôi đâu; nhưng nó nhất định ảnh hưởng tới bạn.”
Nếu bạn muốn yêu bạn phải biết cách khóc và đấm ngực nếu không làm sao người khác có thể biết bạn cảm thấy cái gì? Bạn càng khóc to bạn càng có thể truyền đạt việc cảm của bạn và đó là lí do tại sao đàn bà có thể dễ dàng chứng tỏ rằng họ yêu trong khi đàn ông thấy điều đó là khó.
“Điều này sẽ không có tác dụng với tôi đâu,” tôi bảo cô ấy.
Thế là lần này cô ấy mang đứa con gái cả đi cùng mình. Cô ấy nói, “Bây giờ nhìn chúng tôi đi.” Tôi nhìn và trong vòng mười lăm ngày nhiều thù địch thế có thể tồn tại giữa hai cá nhân, đã biểu lộ bản thân nó đầy đủ giữa hai người này.
Thù địch tồn tại giữa mẹ và con gái, xã hội, gia đình che giấu điều đó. Khi con gái lớn lên thành cô gái trẻ, người mẹ bắt đầu trở thành kẻ thù của cô gái. Điều này là tuyệt đối tự nhiên. Đây là di sản kế thừa con vật của chúng ta. Khi con trai lớn lên và trở thành thanh niên, người bố bị chất đầy với ghen tị. Điều này không phải là vấn đề để được thảo luận. Mọi bố và con trai đều biết điều đó. Khi con trai lớn lên, nó cố đẩy bố ra. Thực ra, nó phải làm ra chỗ cho bản thân nó. Khi nhìn con gái độ tuổi trăng tròn, người mẹ cảm thấy cô ấy mất sự sở hữu lên con gái. Không ai là nguyên nhân cho việc mất tuổi thanh niên. Không có con cái nữa, cô ấy chắc sẽ trở nên già. Nhưng cô ấy không nghĩ về điều này. Mọi người đi vào nhà đầu tiên nhìn cô thanh nữ và thế rồi nhìn người mẹ già. Điều này là rất đau đớn.
Tục lệ cho con gái đã lấy chồng ra khỏi nhà của chồng đã được khởi đầu bởi đàn bà và kể từ đó đàn bà bao giờ cũng có cách của cô ấy, đàn ông phải nhượng bộ. Con gái phải được gửi đi xa khỏi nhà. Cho dù người bố quan tâm nhiều hơn tới con gái mình, điều là rất tự nhiên, người mẹ bị chất đầy với ghen tuông. Thế thì con gái không còn có vẻ là con gái trong mắt người mẹ mà là đúng là người đàn bà.
Trong mười lăm ngày tôi đã cố hết sức để mang ra mọi bệnh tật của họ từ bên trong. Tôi đã điều tra họ cả hai đều chống lại lẫn nhau. Bồn chồn của họ đạt tới cường độ mà họ sẵn sàng chẹn họng nhau. Thế rồi tôi làm cho cả hai người ngồi cùng tôi và bảo họ mang ra bất kì cái gì có bên trong họ. Thế rồi bệnh này bật ra từ họ mà không người mẹ hay con gái nào đã bao giờ có thể tưởng tượng được. Điều này là vậy bên trong từng người mẹ và từng con gái. Nhưng chúng ta kìm nén những tình cảm này và băng bó các vết thương của chúng ta. Chúng ta trải hoa bên ngoài nơi không có gì ngoài những đồ dơ bẩn và rác rưởi bên trong.
Lão Tử nói, “Ông là phức hợp của rác rưởi này và không gì nhiều hơn. Chúng ta coi nó không hơn chó rơm và chúng ta cũng không tha thứ không biểu lộ bất kì từ bi nào, không cứng rắn hướng tới họ.
“Chúng ta chỉ nói điều này rằng nó là vô dụng và không liên quan. Nó là không xứng đáng. Chừng nào mà phức hợp này còn chưa tan biến, cái là vô giá bên trong không có được cơ hội để biểu lộ bản thân nó. Chừng nào mọi rác bẩn và chất bẩn từ bên trong còn chưa được tống ra, vàng bên trong không thể được làm thuần khiết.”
Bạn sẽ choáng mà biết ghen tuông, kinh tởm, lời thoá mạ mà người mẹ và con gái đã diễn đạt chống lại nhau. Nhiều tới mức tôi thấy bản thân tôi trong tình thế khó khăn. Tôi sợ rằng nếu vấn đề của họ không được giải quyết nhanh chóng – họ phải sớm trở về New York – chắc sẽ có hỗn độn. Thế rồi tôi phải tiến hành các quá trình loại bỏ mọi hận thù của họ. Họ ngồi đó – người mẹ và con gái – và họ nói những điều như vậy lẫn nhau vì con gái chưa bao giờ được mở lòng nói với mẹ cô bé hay người mẹ chưa bao giờ mở lòng nói với con gái của mình, điều cả hai bao giờ cũng nghĩ về nhau từ những lần xa xưa.
Bạn không bao giờ có thể mơ được người mẹ nói với con gái của mình, “Mày là kẻ thù của tao. Mày bao giờ cũng cố giằng lấy người đàn ông, người cố gắng yêu tao.” Và con gái nói, “Mẹ là đồ đĩ!” Khi người mẹ hỏi, “Mày ghét tao hả?” Cô bé nói, “Con ghét, con ghét, con ghét mẹ, chính khoảnh khắc này!” Người mẹ nói, “Mày là không ai cả với tao. Tao không thể chịu được chính ánh mắt nhìn của mày!”
Khi mọi lời thoá mạ buột ra trong thời gian một giờ, tôi bảo họ ngồi im lặng với mắt nhắm. Vậy rồi họ ngồi trong 5 phút và cả hai đều khóc. Thế rồi cả hai dính chặt nhau. Đêm đó họ ngủ trên một giường cũi. Ngày hôm sau người mẹ nói, “Đó đã là đêm trăng mật của chúng tôi. Sau nhiều năm, tôi đã có thể làm tình với con gái của tôi lần nữa.” Nhưng tôi bảo cô ấy cảnh giác vì tình yêu này sẽ chỉ thu lấy hận thù. Bất kì chỗ nào có nhị nguyên (dwandwa), chúng ta có khuynh hướng thu thập cái đối lập.
Lão Tử nói, “Thánh nhân ở bên ngoài các cái đối lập. Ông ấy là tách rời khỏi chúng cả hai. Họ không khắc nghiệt không từ bi.”
Từ “Con đường Đạo”, T.2, Ch.16 Ba thứ không thiên vị: trời, đất và thánh nhân