Đạo thì trống không, nhưng đổ vô mãi mà không đầy
Đạo là rỗng, rỗng như rỗng bên trong cái bình.
Khi không cái gì được chất vào bên trong, chỉ thế thì Đạo được đạt tới. Khi ý thức là rỗng, chỉ thế thì kinh nghiệm về tôn giáo tới. Khi cá nhân không còn nữa, khi người đó có thể nói, “Tôi không hiện hữu”, chỉ thế thì người đó có thể biết Thượng đế. Hiểu điều đó theo cách này: Một cá nhân càng được chồng chất với tính cá nhân của mình, người đó sẽ càng ít cảm thấy Thượng đế và khi cá nhân này càng rỗng, biểu hiện của Thượng đế sẽ càng hoàn hảo hơn.
Nói điều đó theo cách này: Khi trời mưa, đỉnh núi vẫn còn trống và rỗng vì chúng đã đầy rồi. Hồ và chỗ hổng nhanh chóng được rót đầy vì chúng là rỗng. Bây giờ mưa không phân biệt. Nó mưa xuống tương đương ở mọi nơi. Nhưng núi bị đầy bằng bản thân chúng tới mức không còn không gian cho bất kì cái gì khác. Do đó mọi nước chảy xuống thung lũng và hồ. Điều này dường như mâu thuẫn – rằng cái là đầy, vẫn còn rỗng, trong khi cái là rỗng, được làm đầy. Hồ chỉ có một đặc tính – rằng nó là rỗng và núi chỉ có một sự không đủ tư cách – rằng chúng là đầy.
Lão Tử nói, “Tôn giáo giống như cái bình rỗng.” Đạo là cái tên khác cho tôn giáo, và người muốn đạt tới tôn giáo phải giữ bản thân mình chống lại mọi sự đầy. Đây là điều rất kì lạ – khỏi mọi sự đầy. Chẳng phải là nếu cái bình bị chất đầy bằng vàng, điều đó sẽ gây ra cản trở đó sao; nếu cái bình được chất đầy bằng tri thức, điều đó nữa sẽ gây ra cản trở; nếu cái bình được chất đầy bằng từ bỏ, điều đó nữa sẽ gây ra cản trở. Dù nội dung là bất kì cái gì, nó sẽ gây ra cản trở. Cái bình phải rỗng.
Nhưng trong cuộc sống chúng ta toàn bận rộn cố làm đầy bản thân chúng ta từ mọi hướng. Chúng ta cảm thấy cuộc sống được ngụ ý dành cho một mình chủ định này. Qua một số phương tiện, qua một số con đường, chúng ta cố là đầy và hoàn hảo. Bố mẹ nói cho con cái, người thuyết giảng hô hào người nghe, thầy cô giáo nói cho học sinh và guru nói cho đệ tử – “Con sẽ để cuộc sống trôi qua như thế này sao? Con được sinh ra không hoàn hảo, con cũng sẽ chết không hoàn hảo sao? Con không muốn là hoàn hảo sao? Con sẽ sống trong vô vọng nếu con không đạt tới sự đầy đủ. Đạt tới cái gì đó đi. Đừng là trống rỗng.”
Và ở đây Lão Tử nói rằng người muốn đạt tới tôn giáo phải canh bản thân mình chống lại mọi sự đầy. Người đó phải không trở nên hoàn hảo cũng không vẫn còn không hoàn hảo. Người đó phải trở thành rỗng. Nếu chúng ta cố hiểu điều đó theo cách này, vấn đề sẽ dễ hơn:
Bình thường, chúng là là không hoàn hảo dù chúng ta ở bất kì chỗ nào. Chúng ta không bao giờ rỗng, chúng ta không bao giờ đầy. Con người của chúng ta là không hoàn hảo, không đầy đủ. Chúng ta bao giờ cũng ở giữa – chúng ta không rỗng không hoàn hảo. Và điều này vẫn đúng cho tất cả chúng ta chứ không cho vài người đặc biệt. Bất kì ai và bất kì cái gì trong sự tồn tại, tất cả đều ở giữa. Một mặt là cái rỗng và mặt kia là cái hoàn hảo và chúng ta ở giữa.
Và trình tự thu xếp của chúng ta là tiến từ điểm giữa này tới hoàn hảo.
Lão Tử nói, “Chúng ta phải tiến tới cái rỗng từ điểm giữa này.” Cho nên mọi nỗ lực của chúng ta là hướng tới hoàn hảo từ sự không hoàn hảo này. Nỗi khổ của các kiếp sống của chúng ta chỉ là thế này, rằng không có hoàn thành ở bất kì đâu: yêu của chúng ta là không hoàn hảo, tri thức của chúng ta là không hoàn hảo – không cái gì là hoàn hảo – và chúng ta khao khát việc hoàn thành theo bất kì hướng nào! Yêu đáng phải là hoàn thành tới mức chúng ta không còn khao khát thêm nữa. Chúng ta khao khát cảm giác về hoàn thành. Nhưng tôi bảo bạn, rằng chúng ta càng cố làm đầy bản thân chúng ta, chúng ta càng trở nên nhận biết về cái rỗng bên trong. Không có hoàn thành.
Do đó, thời đại có tính ham muốn và năng nổ và bồn chồn về hoàn hảo thì trải nghiệm rỗng tới cùng mức độ.
Phương Tây đã trở nên được giáo dục đầy đủ lần đầu tiên. Phương Tây đã phát triển rất nhiều trong giáo dục lần đầu tiên trong lịch sử thế giới. Nhưng cũng khá kì lạ là tâm trí phương Tây bị đầy với cảm giác trống rỗng đồng thời. Mĩ đã chạm tới đỉnh của giầu có mà không quốc gia nào khác có trong lịch sử thế giới – nó gần như lên tới điểm hoàn hảo. Nhưng đây chỉ là hoàn hảo xấp xỉ vì không thể có hoàn hảo đầy đủ. Khi chúng ta nhìn lại vào nghèo trong quá khứ của mình, chúng ta cũng cảm thấy chúng ta đã làm tiến bộ lớn hướng tới phát triển giầu có. Bạn phải hiểu nghĩa của xấp xỉ. Chúng ta không thể là hoàn hảo, không thành vấn đề chúng ta ở đâu nhưng nếu chúng ta lấy bộ lạc rừng rậm – chẳng hạn bộ lạc Bastar – và so sánh nó với New York, thế thì chắc chắn New York đã gần đạt tới điểm hoàn hảo.
Có một cậu bé một hôm từ trường về nhà rất phấn khởi. Nó được giải thưởng. Nó đã trả lời đúng một câu hỏi. Khi mẹ nó hỏi câu hỏi là gì và câu trả lời của nó là gì, nó nói, “Câu hỏi là ‘Bò có bao nhiêu chân?’ và con đáp, ‘Ba’.” Người mẹ choáng. “Bò có bốn chân chứ, con đần thế!” bà mẹ kêu lên. “Điều đó con cũng thấy ra bây giờ,” cậu bé nói. “Nhưng các bạn khác nói hai và con nói ba, cho nên con ở gần sự thực hơn. Do đó con được giải thưởng.” Đây là nghĩa của xấp xỉ.
Nếu bất kì ai đã đạt gần nhất tới hoàn hảo giầu có, thế thì cậu bé Mĩ nói về ba chân này đã hoàn hảo. Và giờ nó gần như sát cạnh chân thứ tư. Nhưng chân thứ tư không thể hiện hữu vì trong tình huống của người, điều đó là không thể được. Chính con người của người là không hoàn hảo, do đó bất kì cái gì người làm đều không thể hiện hữu ngoài không hoàn hảo. Nếu tôi là không hoàn hảo, làm sao cái mà tôi làm có thể là hoàn hảo? Nó có thể gần xấp xỉ với hoàn hảo hơn khi được so sánh với cái gì đó khác. Cho nên đối với giầu có, cái bình của Mĩ là đầy gần 3/4.
Nhưng cảm giác bất lực và khổ đang lan tràn ở Mĩ, lại không được tìm thấy ở bất kì chỗ nào khác. Mọi nhà tư tưởng của Mĩ bây giờ đang nghiên cứu một khía cạnh đơn giản của cuộc sống – cảm giác về trống rỗng, vô nghĩa. Mọi thứ là vô nghĩa và rỗng; không cái gì là đầy – và họ đang ở điểm bão hoà của giầu có!
Vấn đề là gì?
Người không thể là hoàn hảo. Là không hoàn hảo chính là định mệnh của người. Chính cách thức hiện hữu của người là tới mức người đó bao giờ cũng vẫn còn không hoàn hảo, không thành vấn đề người đó ở đâu. Tâm trí không hoàn hảo bao giờ cũng cố gắng vì hoàn hảo. Điều đó nữa cũng là định mệnh của người. Có đau trong việc không hoàn hảo. Có cảm giác về vô giá trị và kém cỏi và cũng về khổ và nhục. Cho nên nỗ lực về hoàn hảo nảy sinh ra từ sự không hoàn hảo này của người. Và bất kì cái gì nảy sinh ra từ không hoàn hảo không bao giờ có thể là hoàn hảo. Kết quả bao giờ cũng là sản phẩm phụ – không hoàn hảo.
Chính ‘tôi’, người không hoàn hảo, là người đang cố là hoàn hảo. Mọi nỗ lực của tôi sẽ là không hoàn hảo. Mọi kết quả của tôi sẽ là khiếm khuyết vì nỗ lực cũng như kết quả cả hai đều tới từ tôi. Hành động của tôi không thể lớn hơn bản thân tôi. Sự hoàn thành của tôi không thể đi ra ngoài tôi. Tất cả chúng sẽ ở bên trong biên giới của con người tôi. Không ca sĩ nào có thể giỏi hơn bản thân người đó, không nhà toán học nào có thể giải được các bài toán giỏi như người đó có thể giải. Hay ông ấy có thể?
Hành động của chúng ta bắt nguồn từ bên trong con người của chúng ta. Chúng ta không thể là giỏi hơn bản thân chúng ta, mặc dù chúng ta bao giờ cũng cố là tốt hơn điều chúng ta đang vậy. Điều này chỉ làm nảy sinh u sầu.
Nỗ lực là lớn nhưng kết quả là số không. Cùng không hoàn hảo này nổi bật trong kết quả. Chúng ta đi lòng vòng và gặp cái ngã riêng của chúng ta! Khi người tìm kiếm là không hoàn hảo, bất kì cái gì người đó đạt tới sẽ là không hoàn hảo. Chúng ta không thể đạt tới bất kì cái gì nhiều hơn bản thân chúng ta.
Đây là hoàn cảnh. Chúng ta ở giữa – không hoàn hảo, không đầy đủ. Tâm trí không đầy đủ khao khát là hoàn hảo. Từ không hoàn hảo ham muốn được sinh ra – ham muốn là hoàn hảo. Nhớ, không có ham muốn về hoàn hảo trong hoàn hảo. Điều đó là vô nghĩa. Chính trong không hoàn hảo mà ham muốn về hoàn hảo nảy sinh. Ham muốn bao giờ cũng là về cái đối lập. Nếu chúng ta nghèo, chúng ta khao khát giầu. Nếu chúng ta ốm, chúng ta khao khát khoẻ. Chúng ta là không hoàn hảo, cho nên chúng ta phấn đấu là hoản hảo. Ham muốn toàn là logic, có lí. Chính điều tự nhiên là ham muốn về hoàn hảo sẽ nảy sinh trong tâm trí không hoàn hảo.
Không thể có bất kì phát triển nào theo hướng này vì không hoàn hảo không bao giờ có thể trở thành hoàn hảo qua bất kì nỗ lực nào, bất kì rèn luyện nào, bất kì sadhana nào hay bất kì nỗ lực thân thể nào. Mọi sadhanas, mọi luyện tập đều tiến triển từ không hoàn hảo và bao giờ cũng sẽ mang dấu hiệu của không hoàn hảo.
Nếu người không hoàn hảo đạt tới hoàn hảo thế thì người đó đã không bao giờ không hoàn hảo vì thế thì không hoàn hảo không có nghĩa.
Đây là tình huống vấn đề. Mọi nỗ lực của người, mọi gắng sức của người – không thành vấn đề theo hướng nào – toàn được nhắm đạt tới hoàn hảo. Nhưng Lão Tử nói, “Là rỗng!” Ông ấy nói, “Canh chừng chống lại bất kì ý nghĩ nào về là hoàn hảo vì đó là cái bẫy; một mình điều đó là nguyên nhân phá huỷ người.” Do đó – hiểu bản thân bạn, hiểu rằng bạn không định chịu thua sự cám dỗ của việc là hoàn hảo. Là rỗng, là hư không và điều kì diệu là, ngay khi bạn trở thành rỗng, bạn được trút đầy, bạn là hoàn hảo! Hư không là tiềm năng hoàn hảo nhất trên thế gian này.
Hiểu nó theo cách này: Có một cái bình được đổ đầy nước. Bạn có thể quán tưởng cái bình được đổ đầy nước trong đó bạn không thể thêm vào một giọt nước nữa không? Chúng ta nói bình là đầy, nhưng nếu một giọt nước nữa vẫn có thể được chứa bên trong nó, chúng ta sẽ phải nói nó không đầy. Không thành vấn đề cái bình đầy thế nào, nó không bao giờ đầy hoàn toàn, vì một giọt nước nữa bao giờ cũng có thể được thêm vào.
Trong quá trình du hành, Nanak ngẫu nhiên tới một làng nơi có một fakir sống, người được nổi tiếng là đã đạt tới hoàn hảo. Nanak gửi lời tới ông ta rằng ông ấy muốn gặp ông ta để biết hoàn hảo của ông ấy là loại gì. Ông fakir gửi một chén đầy nước tới miệng, để trả lời cho yêu cầu của Nanak. Nanak đặt một đoá hoa lên trên nước và gửi chén lại. Ông fakir chạy tới Nanak và sụp xuống dưới chân ông ấy. Ông ta nói, “Tôi tưởng tôi đã đạt tới hoàn hảo!” Nanak đáp, “Bất kì cái gì người làm để là hoàn hảo, đều bỏ lại chỗ nào đó không đầy, không đủ. Dù người đó cố gắng thế nào, một đoá hoa đơn giản vẫn có thể được cấp thêm vào chén đã đầy của người đó. Và đoá hoa không phải là thứ nhỏ!”
Bây giờ một bình rót đầy bao giờ cũng có đủ chỗ để nhận vào một giọt nước thêm nhưng giả sử cái bình là rỗng – nó có thể là rỗng thêm được không? Không. Bình rỗng là tuyệt đối rỗng. Giá mà ông fakir gửi một cái bình rỗng tới, Nanak chắc đã thấy bản thân ông ấy gặp khó khăn, vì không thể nào làm rỗng nó thêm được! Cái đầy vậy mà vẫn có thể được chất đầy thêm nhưng hư không không thể bị làm rỗng thêm. Do đó không có hoàn hảo trong bão hoà, trong tính đầy, trong khi trong rỗng, hoàn hảo xảy ra. Rỗng là hoàn hảo. Do đó chỉ có một hoàn hảo trong sự tồn tại của người và đó là rỗng hoàn hảo – là rỗng một cách đầy đủ.
Do đó Lão Tử nói trong lời kinh này rằng Đạo là giống như cái bình rỗng – không phải bình đầy, nhắc bạn. Do đó bất kì ai có khao khát về tôn giáo hay về Đạo, phải tránh mọi cám dỗ về hoàn hảo thuộc bất kì loại nào. Bản ngã sẽ cố hoàn thành bản thân nó. Sadhana đầy đủ của bản ngã là, làm sao là hoàn hảo. Đạo được đạt tới bởi người là rỗng – nơi bản ngã hoàn toàn bị diệt.
Người có thể làm trống rỗng bản thân mình – và có lí do cho điều này. Chúng ta có thể không đạt tới điều chúng ta không có nhưng chắc chắn chúng ta có thể bỏ cái mà chúng ta đã sở hữu! Chúng ta phải không ôm giữ cái mà chúng ta không có nhưng chúng ta phải ôm giữ hoàn toàn cái chúng ta có. Tôi đã nói trước đây, rằng người là ở lưng chừng – một bên là rỗng và bên kia là hoàn hảo, đầy. Người là không đầy đủ – một số thứ người có, một số thứ người không có. Bây giờ có hai đường. (1) Nếu người cũng đạt tới cái mà người đó không có, người đó có thể trở thành hoàn hảo. (2) Nếu người đó buông bỏ mọi cái người đó đã sở hữu, người đó sẽ trở thành rỗng. Bây giờ điều không chắc chắn là chúng ta sẽ đạt tới mọi cái mà chúng ta không có, vì nó không trong tay chúng ta; nhưng vấn đề ở trong tay của chúng ta một cách toàn bộ để vứt bỏ đi cái chúng ta sở hữu. Chúng ta phải không nhận sự giúp đỡ của người nào.
Bây giờ điều này là thú vị: Nếu bạn muốn là hoàn hảo, bạn sẽ phải cầu nguyện tới Thượng đế – và điều đó có thể vẫn không thể được; nhưng nếu bạn muốn là rỗng bạn không yêu cầu sự giúp đỡ từ bất kì Thượng đế nào! Cái ngã riêng của bạn là đủ. Không có nhu cầu hỏi. Đây là lí do tại sao lời cầu nguyện không có chỗ trong tôn giáo dựa trên trật tự của trống rỗng. Những người như Phật và Lão Tử người có giáo huấn dựa trên trống rỗng, đã không cho lòng tin vào lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện không mang nghĩa nào với họ. Không có cái gì để được hỏi, thế thì ai để được cầu nguyện tới và để làm gì? Chúng ta sẽ loại bỏ mọi thứ mà chúng ta có và được giải thoát khỏi nó. Để thu được cái chúng ta không có, chúng ta sẽ phải gõ cửa nhà ai đó, chúng ta sẽ phải chìa tay ra xin.
Từ “Con đường Đạo”, T.2, Ch.12, Rỗng tối cao, tổ tối cao, trụ lí tưởng – Đạo