Chúng ta không thể thấy được cái ở gần chúng ta và điều thường xảy ra là chúng ta không thấy một vật chỉ vì nó quá gần chúng ta. Lão Tử nói, “Hiền nhân giải phóng ông khỏi ham muốn để cho ông có thể thấy cái ở gần hơn cái gần nhất, cái chính là Paramatman.” Lão Tử không nói không có giải thoát. Ông ấy nói bạn không thể ham muốn giải thoát. Lão Tử không nói không có Thượng đế. Ông ấy nói bạn không thể ham muốn Thượng đế. Khi không có ham muốn, khi mọi ham muốn bị tắt ngấm, thế thì cái còn lại là Thượng đế.
Phật nữa, không nói không có cứu rỗi. Ông ấy chỉ nói điều này – không ham muốn. Không ham muốn cái gì, thậm chí không ham muốn cứu rỗi – thế thì bạn ở trong phúc lớn! Hiểu khác biệt này.
Bạn không thể làm phúc lành thành đối thể của ham muốn của bạn, nó không thể là điểm tựa cho tham vọng của bạn, nó không thể là mục tiêu của khát vọng của bạn. Không, chỉ khi bạn buông bỏ mọi cung và tên bạn thấy rằng bạn đang đứng trong phúc lành. Thực ra, bạn bao giờ cũng trong phúc lành nhưng vì ham muốn của bạn mà bạn đã từng lang thang xa xôi. Ham muốn dẫn bạn lạc lối trong khi phúc lành là ở đây. Thượng đế là ở đây rất gần chúng ta, ham muốn là xa xăm. Do đó Thượng đế và ham muốn không bao giờ gặp gỡ. Ham muốn là xa xôi, Thượng đế là cận kề; ham muốn là trong tương lai, Thượng đế là trong hiện tại; ham muốn là dành cho ngày mai Thượng đế là dành cho hôm nay.
Do đó Lão Tử nói, “Họ giải thoát ông khỏi tri thức và ham muốn.”
Và chỗ có những người được chất đầy với tri thức trống rỗng vô cùng, họ cố ngăn cản mọi người nhiều nhất có thể được khỏi việc đưa tri thức như vậy vào sử dụng. Nói chung, mọi người bị chất đầy bởi tri thức thế nên họ cố hết sức để khuyên can mọi người khỏi việc dùng tri thức này. Điều này dường như kì lạ.
Sadhu thường và thánh nhân bao giờ cũng hô hào mọi người tu luyện điều họ thuyết giảng. Sau bài giảng của mình, sadhu luôn luôn nói, “Đừng bỏ lại ở đây điều tôi đã nói cho các ông. Mang nó cẩn thận theo cùng ông và hành động tương ứng.” Ông ta thúc ép họ lấy lời nguyện họ sẽ tu luyện. Và ở đây Lão Tử nói, “Hiền nhân chăm nom rằng sadhaka (người tu luyện tâm linh) không đi lạc lối vào trong tri thức. Ông ấy cố cứu người này khỏi hành động tương ứng với thông tin của người đó.” Vì mọi thông tin đều được vay mượn. Điều đó giống như con chim cố bay với đôi cánh đi mượn.
Điều rất thú vị là để ý rằng thông tin phải được khắc sâu vào trong đạo đức của người ta trong khi hiểu biết trở thành hành vi tự nhiên của người ta. Hiểu khác biệt này đi.
Hiểu biết phải không được khắc sâu vào trong thái độ của người ta. Khoảnh khắc hiểu biết được đạt tới, nó tràn khắp vào mọi hành động của chúng ta. Nó phải không được tập luyện. Nếu hiểu biết phải được tập luyện, nó không đáng một xu. Bây giờ tôi biết nếu tôi đưa tay mình vào lửa, nó sẽ bị bỏng. Nếu đây chỉ là thông tin, tôi sẽ phải làm nỗ lực ít nhất để cho tay tôi vào lửa. Bây giờ nếu đây là hiểu biết của tôi rằng tay bị bỏng nếu cho nó vào lửa, tôi có phải làm nỗ lực để dừng đưa tay vào lửa không? Không tôi sẽ không phải làm nỗ lực nào cả. Tay sẽ không cho vào lửa; tôi thậm chí sẽ không phải nghĩ về điều đó. Vấn đề kết thúc ở đây. Sẽ không có gặp gỡ giữa lửa và tôi.
Tôi biết rằng chất độc giết chết người. Thế thì tôi có phải đi tới đền chùa và lấy lời nguyện rằng tôi sẽ không bao giờ uống chất độc không? Nếu bạn nghe thấy một người làm lời nguyện như vậy, bạn sẽ nghĩ gì về người đó? Bạn sẽ nói người này sợ, người này có thể uống chất độc lúc nào đó này khác. Người này không biết bất kì cái gì vì nếu người đó biết, lời nguyện của người đó là vô dụng.
Mọi người làm lời nguyện về khổ hạnh rằng họ sẽ không làm cái này và họ sẽ không làm cái kia đều là những người đang hành động theo thông tin. Ai đó bảo họ, giận là xấu cho nên họ cố kiềm chế giận. Ai đó nói ham muốn là xấu cho nên họ kiềm chế ham muốn của họ.
Lão Tử nói, “Hiền nhân cố nhiều nhất có thể được trong quyền năng của mình để cố kìm mọi người khỏi hành động theo thông tin.” Họ chỉ có thể nói cho mọi người nhiều nhất trong quyền năng của họ. Không có cách nào để ép buộc bất kì người nào. Họ chỉ có thể chỉ vào hố và cảnh báo bạn rằng bạn sẽ ngã. Nhưng người thề nguyện hành động theo thông tin dần trở thành người giả và một khoảnh khắc tới khi hành động của người đó nhấn sâu người đó tới mức người đó hoàn toàn quên họ là giả.
Nếu một người đã quyết định rằng giận là xấu sau khi đọc và nghe người khác và không bởi việc biết bản thân mình, nhân cách của người đó sẽ là nhân cách giả.
Người ta phải không quyết định rằng giận là xấu bởi việc học về nó. Người biết giận là xấu, bước ra khỏi nó. Điều bạn biết như chất độc, bạn vẫn còn xa xôi khỏi nó. Cho nên hiền nhân sẽ nói gì? Ông ấy sẽ nói, “Là giận và biết rằng giận là xấu.” Không làm suy diễn từ kinh sách. Hiền nhân không nói rằng kinh sách (shastras) là sai. Những người đã biết, đã viết ra kinh sách nhưng khi những người đã không biết mà đọc chúng và quen thuộc với tri thức đó và bắt đầu hành động theo chúng, mọi sự đi sai.
Hiền nhân bao giờ cũng sẽ nói, “Biết sự kiện, sống qua chúng và nhận ra chúng.” Thế thì bất kì cái gì là xấu sẽ rơi rụng đi và bất kì cái gì là tốt sẽ còn lại mãi. Sadhu dốt thúc giục mọi người tránh xa điều ác và ôm lấy điều thiện. Hiền nhân nói, “Biết cái gì là thiện và cái gì là ác.” Thế thì cái còn lại, sau việc biết, biết cái đó là thiện và cái rơi rụng đi, biết cái đó là ác. Cái là ác còn lại trong tri thức được thu nhận và là cái rơi đi trong việc biết. Thiện là cái phải được mang vào bằng nỗ lực trong thu nhận tri thức và là cái tới theo cách riêng của nó khi việc biết xuất hiện. Nó đi theo hiểu biết như cái bóng.
Nếu bạn đã bao giờ biết, bạn sẽ hiểu tôi. Điều phiền phức là chúng ta không bao giờ biết bất kì cái gì, chúng ta đã đơn giản nghe.
Không có gì ngạc nhiên là một người trong năm mươi năm thời gian sống của mình nổi giận hàng nghìn lần, vậy mà người đó không biết giận là gì? Người đó đọc sách nói giận là xấu, và nguyện không giận. Sau khi giận hàng nghìn lần, người này vẫn không biết giận là gì. Thế thì người đó sẽ biết điều đó đơn giản bởi việc đọc vài lời sao? Thế thì đó chắc là phép màu rồi!
Hàng nghìn lần tôi tới thăm nhà chứa và không biết làm như vậy là xấu. Thế thì bằng việc đọc sách tôi có đi tới biết đi ngôi nhà này là sai và nguyện rằng tôi sẽ không đến không? Lời nguyện tiết lộ rằng vậy mà tôi có tâm trí để đi tới đó. Chúng ta lấy lời thề chống lại ai? Ai bảo chúng ta là giận? Không ai cả. Cho nên điều đó ngược lại cái ngã riêng của chúng ta rằng chúng ta lấy lời nguyện. Không ai bảo chúng ta là giận. Mặt khác, toàn thế giới đều thuyết giảng – ‘Bỏ giận!’ Chúng ta cũng không dạy trong các trường học và đại học, nghệ thuật nổi giận. Vậy mà chúng ta liên tục là giận mặc cho sự kiện là mọi đền chùa và nhà thờ và giáo đường Do Thái gurudwaras đều thuyết giảng chống lại giận.
Tôi đã nghe nói rằng một linh mục có lần cho một bài nói trong nhà thờ về lòng tốt và thân ái, một con ruồi bay tới và đậu lên mũi ông ta. “Chẳng hạn” ông ta nói, “Con ruồi này đang đậu trên mũi tôi, không phải là kẻ thù của tôi. Tôi không có ý định xấu với nó cho nên tôi thậm chí không xua nó đi. Nó nữa, đã được Thượng đế sáng tạo ra! Nó là một trong những sáng tạo đẹp của Ngài.” Thế rồi đột nhiên ông ta nhận ra nó là ong chứ không phải ruồi và ông ta xua nó đi trong ghê rợn! Ông ta quên mất rằng ngay cả ong cũng là sáng tạo của Thượng đế!
Ở mọi nơi chúng ta đều được khuyên – không giận, không làm cái này, không làm cái kia, và chúng ta liên tục làm chính những điều đó. Thế thì chúng ta nguyện chống lại ai? Không lời nguyện nào có thể đứng ra chống lại bạn. Nhớ chính phần yếu hơn của bạn lấy lời thề. Ngay khi bạn lấy lời nguyện, bạn chẻ bản thân bạn thành hai, và phần nguyện của bạn là phần thiểu số, phần yếu.
Phần mạnh hơn không yêu cầu lời nguyện để làm việc. Bạn có phải nguyện để liên tục giận không? Bạn có phải nguyện rằng bạn sẽ không dậy sớm buổi sáng không? Phần đa số của bạn làm việc mà không có lời nguyện của bạn và phần này của bạn là 90%. Và phần thiểu số sẽ đứng ra chống lại phần đa số được bao lâu? Nó không thể kéo dài được. Phần đa số sẽ tìm cách thức và phương tiện phá rối lời nguyện của bạn. Nó sẽ nói, “Đây là ong không là ruồi. Mình đã giải thích đối với ruồi chứ không đối với ong!”
Chuyện kể rằng một linh mục khổ hạnh Ki tô giáo tuân theo mười lời răn rất thường xuyên. Một người tát vào má ông ta, ông ta chìa má kia ra, vì đó là điều Jesus đã nói bạn phải làm vậy. Bây giờ anh chàng kia cũng rất kiên nhẫn. Anh ta tát cho linh mục cả má kia nữa. Bây giờ Jesus chỉ nói, “Chìa má kia ra” ngụ ý do đó người kia sẽ cảm thấy kém cỏi và quì sụp xuống dưới chân người này. Ông ấy đã không đưa ra điều khoản nào cho loại tình huống này! Giờ ông linh mục khổ hạnh này không biết phải làm gì?
Vì không có lời nào của Jesus ông ta có thể làm theo, ông ta giơ tay lên và tát một cú trời giáng vào mặt người kia. Đối thủ của ông ta nhắc nhở ông ta, “Ông đã quên mọi điều về Jesus rồi sao?” “Không ta không quên,” ông fakir nói, “nhưng Jesus đã nói chỉ về một má thôi. Không có chỉ dẫn về cái tát thứ ba vì không có má thứ ba. Cho nên ta dùng cách hiểu thông thường riêng của ta, điều nói ta phải đánh lại.”
Cách hiểu thông thường này đã hiện diện khi hai cái tát đã được cho và đó là ý thức đích thực của người này. Chính ý thức này sẽ thay mặt cho người đó vào lúc cần thiết. Nhưng lời mà chúng ta nghe vẫn khuấy động bên trong tâm trí. Thế thì chúng ta làm những lời này thành điểm then chốt cho mọi hành động của chúng ta nhiều tới mức chúng ta thậm chí tỏ ra tin chúng.
Lão Tử nói. “Do đó vấn đề là thánh nhân hạn chế họ khỏi hành động theo thông tin của họ.” Họ nói, “Không làm theo thông tin được thu nhận của ông. Đạt tới hiểu biết, thế thì hành động sẽ đi theo.”
Khi trạng thái không hành động này được đạt tới, thế thì trật tự đúng đi vào hiện hữu, là phổ dụng. Hiểu biết là không chủ động. Nó không phải là hành động mà là hoàn cảnh – hoàn cảnh rực rỡ huy hoàng. Mọi thứ được tràn đầy với ánh sáng và mọi thứ trở nên trong trẻo hoàn hảo. Tối đã biến mất và không có khói trong mắt. Cái nhìn bây giờ là thuần khiết. Đây là hoàn cảnh không chứa hành động. Bây giờ vô hành động được yêu cầu bởi thánh nhân để hướng dẫn bản thân ông ấy vì thái độ của ông ấy yêu cầu không có hành động có tính toán. Bây giờ trạng thái chiếu sáng ông ấy đang ở trong sẽ quyết định mọi hành động của ông ấy. Từ nay về sau chân ông ấy sẽ chỉ bước tới ngôi đền – bây giờ chân phải không được mang trở lại từ ngôi nhà xấu xa.
Tôi đã nghe nói rằng một lần Nasruddin đã lấy lời nguyện không bao giờ bước vào quán rượu. Anh ta là người kiên định. Buổi tối anh ta đi ra ngoài. Quán rượu ở trước anh ta. Anh ta nhắm mắt lại bước ra xa nhanh nhất có thể được. Anh ta phải đã đi quãng năm mươi bước thì anh ta dừng lại và mở mắt ra. Anh ta ngạc nhiên với bản thân mình! “Làm tốt lắm Nasruddin” Anh ta nói với bản thân mình. “Mình kiên quyết là người sắt đá làm sao! Mình đã rời bỏ quán rượu, năm mươi bước đằng sau! Giờ thì đi tới, mình sẽ thết đãi mình một chầu rượu,” và anh ta quay đầu bước trở lại quán rượu và ăn mừng thắng lợi của mình.
Bây giờ khác biệt là, anh ta bây giờ cho Nasruddin uống rượu. Đây toàn là hợp lí hoá. Bây giờ anh ta không nói, “Tôi uống rượu” hay rằng “Tôi đã phá lời nguyện của tôi.” Lời nguyện được hoàn thành khi ta đã bước xa năm mươi bước. Bây giờ thế thì anh ta người ta đã thực hiện bữa tiệc này, anh ta chẳng phải được chúc mừng sao?
Hiểu biết là không chủ động, là tuyệt đối thanh thản – không con sóng hành động nào – như sông tĩnh lặng. Trống rỗng tuyệt đối – trạng thái của người hiểu biết là như vậy.
Lão Tử nói, “Khi trạng thái vô hành động như vậy được đạt tới thế thì trật tự hình thành có tính phổ quát.” Thế thì nó ở bên ngoài phê bình và bên ngoài mâu thuẫn.
Có ba điều cần được biết: Một là ở chỗ hiểu biết là trạng thái của vô hành động nơi vấn đề là hiểu chứ không mấy là làm. Vấn đề không phải là làm mà là hiện hữu. Vấn đề không phải là làm cái gì để đạt tới hiểu biết. Vấn đề là: Tôi hiện hữu thế nào để cho bản thân hiểu biết tự bộc lộ ra? Tôi phải ở trạng thái nào để cho cái nhìn trở thành trực tiếp và rõ ràng, thuần khiết và chân thật? Vấn đề không phải là làm cái gì đó – như từ bỏ ăn cắp hay lừa dối. Không, vấn đề không phải là bỏ cái gì đó và nắm lấy cái gì đó. Thay vì thế, tôi nên nhìn sự sống thế nào? Cái nhìn là rất quan trọng. Tôi không nên lo nghĩ về tri thức được thu nhận, thay vì thế, tôi phải tránh xa khỏi nó. Tôi phải chấp nhận dốt của tôi, tôi phải trải nghiệm sự sống, hôm nay bây giờ. Tôi phải sống trong nhận biết toàn bộ ở đây và bây giờ.
Thế thì trạng thái vô chủ động đó bắt đầu hình thành nơi người ta trở nên giống như cái ao im lặng. Và trong khoảnh khắc chân thực này mọi mất trật tự rơi đi theo cách riêng của nó. Mọi cái là sai rơi rụng đi theo bản thân nó. Không nỗ lực nào được cần để gạt bỏ nó. Mọi cái là không thuần khiết trong sự sống, chúng ta đột nhiên thấy nó là vô tồn tại, dường như đèn được thắp lên và tối đã chạy mất. Tối phải không bị đẩy ra. Thắp đèn và tốt không còn nữa. Trật tự này là cái gì đó hoàn toàn khác.
Có một trật tự của các thứ được rèn giũa. Chúng ta có thể dạy con khỉ ngồi tĩnh lặng bằng việc dùng chiếc gậy. Nó có thể ngồi tĩnh lặng như Phật trong tư thế hoa sen padmasans và nếu chiếc gậy được giữ trước nó, vậy nó sẽ ngồi trong nhiều giờ. Điều này sẽ không làm ra vị phật từ nó. Theo cách đó nhiều người ngồi theo tư thế padmasana và không cái gì xảy ra bên trong họ. Nỗi sợ chiếc gậy – chuông nào đó, tội nào đó hay chết, ốm bệnh nào đó, lo âu nào đó – vây quanh họ từ mọi nơi.
Ai đó đã hỏi Nasruddin, “Ông có cầu nguyện trước khi ông đi ngủ ban đêm không?” Nasruddin nói, “Tôi cầu nguyện đều đặn, tôi chưa bao giờ bỏ lời cầu nguyện ban đêm.” “Ông có cầu nguyện buổi sáng nữa không?” Ông ta được hỏi, “Không” ông ta đáp, “Cần gì? Tôi sợ tối, cho nên tôi cầu nguyện. Cần gì cầu nguyện vào buổi sáng?”
Bạn sợ và lời cầu nguyện được sinh ra. Chiếc gậy ở trước bạn – bạn ngồi trong tư thế padmasana, mắt tự động nhắm lại và các hạt trong vòng hạt mala bắt đầu trượt qua từng hạt một! Do vậy lời cầu nguyện của chúng ta được sinh ra – tất cả đều từ sợ.
Có lần người dạy thú què được gửi tới Nasruddin. Người dạy thú là người rất nguy hiểm. Anh ta đã nghe thấy danh tiếng của Nasruddin – rằng ông ấy là người trí huệ và là người duy nhất thuộc loại này. Người trí huệ bao giờ cũng hơi chút kì lạ vì từng người đều được tạo khuôn theo hình mẫu được đặt riêng của người đó. “Tôi đã nghe nói về ông là người rất trí huệ,” Người dạy thú nói với Nasruddin. Mulla nhìn anh ta – anh ta ngồi đó với chiếc kiếm tuốt trần trong tay. “Nếu tôi nói ‘Có’, ông sẽ làm gì?” Ông ấy hỏi người dạy thú. “Còn nếu tôi nói ‘Không’, thì ông làm gì? Tôi trước hết phải chắc.” Nasruddin bảo anh ta.
“Tôi sẽ làm gì á?” Người dạy thú quát lên, “Mọi người nói ông trí huệ. Ông là vậy hay không là vậy? Nếu ông không là vậy tại sao ông đã không phủ nhận điều này cho tới giờ? Tôi sẽ phải chặt đầu ông! Nếu ông là vậy, nói vậy đi.” Nasruddin nói, “Vâng, tôi là vậy.” Ông ấy nghĩ điều đó là tốt hơn bị chặt đầu. “Bằng chứng nào có đó, rằng ông là trí huệ?” Người dạy thú hỏi.
Nasruddin nhìn xuống rất nghiêm trang và nói, “Tôi có thể nhìn thấy ngay bên dưới trong địa ngục.” Thế rồi ông ấy ngẩng mặt lên trời và nói, “Tôi có thể nhìn thấy cả bẩy cõi trời.” “Bí mật gì làm lộ ra cõi trời và địa ngục?” Người dạy thú hỏi, Nasruddin đáp, “Chỉ là sợ thôi. Không có cõi trời hay địa ngục nào mà tôi có thể thấy. Chính cảnh tượng chiếc kiếm tuốt trần của ông đem chúng tới trước mắt tôi. Đó là cơ sở của mọi khôn ngoan của tôi. Cất kiếm của ông đi và nói kiểu người với người, bằng không, tôi sẵn sàng thực hiện bất kì phép màu nào ông nói. Ai thích mất mạng?”
Sợ làm cho bạn làm nhiều thứ. Cả đời bạn bị chất đầy với sợ. Trật tự tới trong hiện hữu qua sợ thì không phải là trật tự, vì núi lửa vẫn sôi sùng sục bên trong.
Những người như Lão Tử nói về phẩm chất khác của trật tự. Có một qui tắc khác hoàn toàn, luật khác của sự sống, cái không tới bởi bất kì thu xếp nào; nó không thể được in sâu vào tâm trí. Nó không được sinh ra từ sợ hay ham muốn, nó cũng không bị gây ra bởi bất kì cám dỗ nào. Thay vì thế, nó xảy ra theo cách riêng của nó bởi ánh sáng chiếu sáng trạng thái vô hành động. Và khi trạng thái này tới trong hiện hữu, nó có tính phổ quát. Phổ quát ngụ ý rằng trật tự này, qui tắc này không thể bị phá vỡ dưới bất kì hoàn cảnh nào. Không có ngoại lệ cho nó. Nó hiện diện trong mọi hoàn cảnh.
Như nước của đại dương là mặn, không thành vấn đề bạn nếm nó ở đâu, hiền nhân cũng vậy, người được phú cho hiểu biết, có thể được ‘nếm trải’ từ bất kì phía nào. Dù ngủ hay thức, trong bất kì hoàn cảnh nào người đó được thử hay được kiểm nghiệm, người đó có tính phổ quát. Trật tự của người đó là vĩnh hằng. Không bao giờ có sơ suất, không bao giờ có sai lầm trong các qui tắc của người đó, vì ở đây không có qui tắc. Hiểu rõ điều này đi.
Bạn có thể nghĩ rằng luật của người đó là mạnh tới mức không thể có sơ suất. Điều đó không phải vậy vì một qui tắc dù mạnh tới đâu, đều có khả năng sơ suất. Lão Tử nói, “Qui tắc của người trí huệ không bao giờ sơ suất vì ông ấy không có qui tắc.” Cho nên vấn đề phá vỡ qui tắc của họ là ở đâu? Hiền nhân không làm ra qui tắc nào. Hiểu biết của ông ấy đặt ra bộ luật cho hành vi của ông ấy. Ông ấy đã không đặt ra giới hạn nào, không chuẩn mực nào. Chuẩn mực đã nở hoa một cách tự nhiên từ hiểu biết của ông ấy. Ông ấy không nói chân lí vì cám dỗ hay tham nào đó. Ông ấy chỉ có thể nói chân lí, không có phương cách khác cho ông ấy.
Và có lẽ không đúng là người đó nói chân lí, chắc sẽ tốt hơn nếu nói rằng bất kì cái gì người đó nói, đều là chân lí. Việc nói của người đó và chân lí không phải là hai điều khác nhau. Bây giờ không có phi chân lí chút nào. Không phải là người đó đã lấy lời nguyện không bao giờ dối trá, không phải là người đó đã lấy lời thề nói chân lí và không cái gì khác ngoài chân lí. Lời bao giờ cũng gây sai lạc và sai; và chính người yếu mới luôn dùng chúng. Khi một người nói người đó đã quyết tâm vững chắc để nói ra chân lí, điều đó ngụ ý có một trạng thái mạnh mẽ để nói cái phi chân lí bên trong người đó. Điều đó không phải vậy với hiền nhân. Phi chân lí đã rơi rụng đi và chỉ chân lí còn lại. Bất kì cái gì được nói bây giờ đều là chân lí; bất kì cái gì được sống bây giờ đều có triển vọng, bất kì cái gì xảy ra bây giờ đều là đẹp.
Do đó nó có tính phổ quát.
Từ “Con đường Đạo”, T.2, Ch.11, Tri thức rỗng (suông) dẫn tới ham muốn