Trở thành rỗng là trạng thái Đạo

Có điều khác đáng xem xét: Thời gian được cần để thu lấy cái chúng ta không có. Vì cái chúng ta không có, thì không thể được đạt tới chính ngày hôm nay. Nó có thể được đạt tới ngày mai hay ngày kia hay thậm chí trong kiếp sau. Nhưng cái tôi có, có thể bị bỏ đi ngay lập tức. Không thời gian nào được cần. Tôi có thể bỏ nó hôm nay hay ngày mai, điều đó toàn tuỳ thuộc vào tôi và nếu tôi trì hoãn điều đó, thế thì một mình tôi chịu trách nhiệm cho điều đó. Nếu tôi không đạt tới cái tôi không có, tôi không chịu trách nhiệm cho việc không đạt tới nó. Có thể là mặc cho mọi nỗ lực của tôi, tôi không đạt tới nó.

Bạn có thể muốn bầu trời đi vào khu vực của bạn hay mặt trời được chứa trong nhà bạn nhưng điều đó sẽ đơn thuần là ham muốn của bạn. Để điều này xảy ra còn tuỳ thuộc cả nghìn yếu tố và không chỉ một mình bạn. Do đó bạn phải hỏi xin giúp đỡ.

Không có chỗ cho lời cầu nguyện trong Lão Tử. Ông ấy nói không có vấn đề về lời cầu nguyện – chỉ bỏ đi mọi thứ bạn có. Có yếu tố thú vị khác và do đó toán học đáng lưu ý. Giả sử một triệu ru pi là mục tiêu cho hoàn hảo. Nếu tôi có mười ru pi, cuộc hành trình của tôi tới ru pi thứ một triệu sẽ là rất dài. Nếu bạn có 90000 ru pi, cuộc hành trình của bạn sẽ ngắn hơn nhiều và nếu bạn chỉ cần 51 ru pi – để làm đầy đủ con số này, bạn sắp đạt tới, trong khi tôi ở rất xa với mục tiêu này. Cuộc hành trình hướng tới sự đầy không làm cho chúng ta bình đẳng vì từng người chúng ta bắt đầu với số tiền khác nhau. Một số có 10, một số có 10000, vậy mà số khác có 75000 hay thậm chí 95000. Tất cả những điều này tạo ra khác biệt trong khoảng cách. Và nếu chúng ta tạo ra khác biệt trong hoàn hảo, thế thì chúng ta không coi mọi người là bình đẳng.

Bây giờ nếu bạn có 99999 ru pi và tôi có 1 ru pi và nếu cả hai chúng ta đều muốn tiến tới rỗng, cả hai chúng ta có thể đi cùng nhau. Chúng ta là bình đẳng. Tôi bỏ ru pi của tôi, bạn bỏ ru pi của bạn. Tôi sẽ là rỗng, bạn sẽ là rỗng. Duy nhất cuộc hành trình tới rỗng có phẩm chất của sự bình đẳng và không cuộc hành trình khác nào có.

Cho nên các cộng đồng hướng tới hoàn hảo không bao giờ có thể là bình đẳng. Chỉ những cộng đồng tiến tới rỗng có thể là bình đẳng. Trước rỗng, 5 ru pi hay 95000 ru pi cả hai là bình đẳng. Tôi sẽ từ bỏ 51 ru pi của tôi – và đạt tới đích xác chỗ bạn sẽ đạt tới sau khi từ bỏ 95000 ru pi của bạn. Không phải là bạn sẽ đạt tới rỗng lớn hơn và tôi đạt tới rỗng nhỏ hơn. Rỗng của chúng ta sẽ là như nhau. Cái bình đầy bị làm rỗng bằng việc lật nhào và cái bình chỉ có một giọt nước, cũng được làm rỗng bằng việc lật nhào. Sẽ không có cấp bậc trong rỗng của bình của bạn và bình của tôi. Không có ai lớn hay nhỏ. Chúng ta sẽ là cả hai – chỉ rỗng.

Nhưng nếu bạn có mắt hướng tới hoàn hảo, thế thì bình đẳng là không thể được; điều đó là tuyệt đối không thể được. Và thế thì cuộc hành trình sẽ là khác toàn bộ. Cũng vậy người ta không thể nói khi nào nó sẽ kết thúc. Thời gian sẽ được cần và tôn giáo mà yêu cầu thời gian để đạt tới cũng bị làm yếu đi bởi thời gian. Chính điều là tự nhiên rằng tôn giáo như vậy không còn là vô điều kiện vì tôn giáo này có giới hạn thời gian.

Nếu chúng ta hiểu điều đó một cách đúng đắn, tôn giáo như vậy trở thành sản phẩm thời gian vì nó sẽ nảy sinh theo thời gian. Thế thì tôn giáo như vậy không thể đi ra ngoài thời gian, vì cái được sinh ra qua thời gian cũng chết đi trong thời gian. Cái có một cực điểm trong thời gian không thể có cực điểm khác bên ngoài thời gian. Tuy nhiên rỗng có thể là ngay lập tức, chính khoảnh khắc này – bây giờ. Nói ngay lập tức là sai. Thực tại, rỗng xảy ra bên ngoài thời gian, trong khi đầy xảy ra bên trong thời gian. Khoảnh khắc bạn là rỗng, bạn ở bên ngoài thời gian và trở thành rỗng không yêu cầu thời gian.

Do đó, khi bất kì ai tới Lão Tử và nói, “Tôi là người tội lỗi, tôi đã phạm nhiều tội, tôi sẽ mất bao lâu để đạt tới giải thoát?” và Lão Tử chắc sẽ nói, “Ông có thể được giải thoát ở đây và bây giờ.” Lão Tử có thể nói điều này vì ông ấy biết bạn phải không là bất kì cái gì. Thay vì thế, bạn phải bỏ ngay cả cái chính là bạn!

Do đó Lão Tử đã không suy tư về câu hỏi sẽ mất bao nhiêu năm và bao nhiêu kiếp để đạt tới giải thoát. Ông ấy nói, “Ở đây và bây giờ.” Do đó, niết bàn mà Lão Tử đã nói tới là ‘chứng ngộ bất thần.’ Nó có thể xảy ra chính phút này. Không có vấn đề về mất cho dù một phút nhưng chỉ nếu bạn không ham muốn, đó là chuyện khác. Không có cản trở khác cho việc cứu bản thân bạn.

Lão Tử nói, “Không có chướng ngại khác. Nếu bản thân ông không ham muốn nó, thế thì đó là chuyện khác. Không có cản trở khác. Mọi thứ khác chỉ là cớ.”

Sẽ khó cho tâm trí hiểu rằng việc trì hoãn giải thoát là việc lảng tránh riêng của chúng ta để không đạt tới niết bàn, cũng là việc bày đặt riêng của chúng ta. Không tội nào đẩy chúng ta xa khỏi giải thoát. Chính là chỉ bản thân chúng ta không ham muốn nó và do đó tìm kiếm lời giải thích, để giải thích cho bản thân chúng ta việc bị xa giải thoát. Theo Lão Tử, không có việc xen vào của thời gian – là trống rỗng khoảnh khắc này, mở nắm tay của bạn ra ở đây và bây giờ!

Lão Tử cũng nói rằng việc đầy đủ không bao giờ có thể an bình. Bình đầy một nửa bao giờ cũng tạo ra nhiều âm thanh. Bình đầy 3/4 cũng tạo ra âm thanh. Lão Tử nói, “Không thành vấn đề bình đầy thế nào, nó tạo ra âm thanh.” Chỉ bình rỗng là im lặng – Tại sao? Bạn có thể cãi rằng bình có thể đầy thế, không có âm thanh. Nhưng Lão Tử nói ‘không’. Ông ấy nói nếu bình đầy, một điều được chứng minh là có hai thứ. Một là bình và thứ kia, cái được chứa của nó. Và nơi có nhị nguyên, thanh thản hoàn hảo là không thể được. Cho nên người hăm hở với hoàn hảo được chất đầy với nhị nguyên và do đó xung đột tiếp diễn.

Duy nhất người được đưa vào trong rỗng là ở bên ngoài xung đột vì thế thì không có cái khác. Bình là rỗng, làm sao có thể có bất kì âm thanh nào? Không có gì trong bình để gõ vào bình. Nhớ, trong advaita (bất nhị), thanh thản là có thể vì không có ‘cái khác’ để gây ra xung đột.

Nơi có hai, nhất định có ma sát và điều thú vị cần lưu ý, nó có mơ tưởng riêng của nó. Khi bạn chất vào bản thân bạn bằng cái gì đó, coi cái đó là đích xác, cái đó không thể là bản thân bạn. Bất kì cái gì bạn chất vào bản thân bạn, đều sẽ là khác và tách rời khỏi bạn, dù nó là của cải hay tri thức hay ngay cả Thượng đế. Và bạn đã bao giờ có thể an bình với ‘cái khác’ chưa? Bây giờ bình không thể chất vào bản thân nó bằng bản thân nó. Đó phải là nước hay sữa hay chất độc hay rượu ngon – những thứ khác hơn bản thân nó. Nếu cái bình ước được chất đầy bởi bản thân nó, nó sẽ phải là rỗng – đó là cách duy nhất. Hay khác hơn, nó sẽ được chất đầy bằng cái gì đó. Thế thì dù bất kì cái tên nào chúng ta đặt cho, đều không tạo ra khác biệt, mặc dầu chúng ta có xu hướng nghĩ rằng nó có tạo ra khác biệt.

Một linh mục nổi tiếng đi tới gặp Lincoln. Ông ta bắt đầu nói về những thứ cao như cõi trời và địa ngục và Thượng đế. “Liệu có thể đó đơn thuần là những cái tên không?” Lincoln hỏi. “Chắc chắn không” người này đáp. Lincoln nói, “Tôi có thể hỏi ông một câu hỏi không? Bò có bao nhiêu chân?” “Câu hỏi gì cho đáng để hỏi một người thông thái như tôi, người chỉ nói về cõi trời và địa ngục? Được, nếu ông khăng khăng, nó có bốn chân,” linh mục nói. “Giả sử chúng ta tính cả đuôi và chi, thế thì con bò có bao nhiêu chân?” Lincoln lại hỏi. “Năm”, linh mục nói.

“Đó là sai lầm của ông”, Lincoln nói. “Nếu ông gọi đuôi là chân, nó không trở thành chân. Việc nói của ông sẽ không tạo ra khác biệt gì, vì đuôi là đuôi vì nó thực hiện chức năng chuyên biệt. Cũng vậy chân không phải là chân đơn thuần theo tên, chúng nữa có chủ định chuyên biệt, mà đuôi không thể hoàn thành. Việc ông đặt tên cho nó không tạo ra khác biệt.” Chúng ta sống trong ảo tưởng của các cái tên. Ảo tưởng lớn nhất của người là ảo tưởng về dán nhãn cho mọi vật.

Có một câu chuyện Sufi: Một con sóc đang ngồi dưới cây. Cáo tình cờ đi ngang qua nhưng sóc không chạy đi. “Mày ngu vừa vừa chứ!” Nó nói với sóc, “Mày không sợ sao? Mày có biết tao là cáo và tao có thể cắn mày thành hai không?” “Ông có bất kì bằng chứng nào không, bất kì chứng chỉ nào để chứng minh ông là cáo không?” sóc hỏi. Cáo bị choáng! Chưa bao giờ có con vật nào nhỏ hơn lại nói với nó như vậy. Thay vì thế, chúng chạy ngay khi thoáng nhìn thấy nó! Nó cực kì bực tức. Nó nói, “Đợi đấy, tao sẽ lấy bằng chứng cho mày.”

Cáo đi tới sư tử và nói, “Xin ngài cho tôi chứng chỉ. Tôi đã bị sỉ nhục. Sóc bình thường muốn có bằng chứng để chứng minh cho chính danh của tôi!” Nó kể lại chuyện này cho sư tử, trong khi bên trong tâm trí nó, nó đang sôi lên. “Đây là điều sỉ nhục,” nó tự nhủ mình. “Điều này chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử con vật!”? Nó nhận chứng chỉ và quay lại chỗ con sóc, vẫn đang ngồi đợi nó. Nó vẫy vẫy chứng chỉ trước mặt sóc và thế rồi bắt đầu đọc to. “Đây là lời chứng nhận rằng đây là cáo và là con vật rất nguy hiểm. Sóc phải cảnh giác với nó…..” vân vân. Nó mê mải đọc lời ca ngợi riêng của nó tới mức nó đọc đi đọc lại lâu hơn bình thường với mọi từ. Khi nó kết thúc, nó nhìn lên thì thấy rằng sóc đã biến mất đi đâu rồi. Sóc không bao giờ quay lại.

Khi cáo trở lại chỗ sư tử, nó thấy một con hươu đang đứng cạnh sư tử và đòi hỏi sư tử về chứng cớ rằng con đó là sư tử. Giờ cáo tự hỏi sư tử sẽ làm gì! Sư tử sẽ hỏi ai để lấy chứng chỉ?

Thế rồi sư tử nói với hươu: “Trông đây! Nếu ta đói, mày chắc sẽ không rảnh rỗi đi hỏi tao về chứng nhận đâu còn nếu tao không đói, tao không quan tâm mày nghĩ gì.”

Cáo hỏi sư tử, “Tâu bệ hạ, sao ngài không khuyên tôi nói như vậy với sóc? Sao ngài lại cho tôi chứng chỉ? Tôi chắc đã đưa sinh vật láo xược kia vào đúng chỗ!” “Nhưng mày chưa bao giờ nói cho tao mày muốn chứng chỉ trình cho ai đâu. Tao nghĩ kẻ ngu nào đó đã đòi hỏi cái đó. Tao đã lưu ý về sau rằng các con vật trong rừng này cũng phải bắt đầu thoả mãn theo cái ngu xuẩn của con người.”

Một trong những điên rồ cơ bản của con người, là thói quen đặt tên, dán nhãn này. Cho một thứ một cái tên làm cho thuận tiện để giải quyết với nó. Khi một người nói, “Tôi chất vào bản thân tôi bằng Thượng đế”, người đó quên mất rằng đây là nhị nguyên, vì việc chất vào không tạo ra khác biệt với cái bạn chất vào bản thân bạn. Một điều là chắc chắn – bạn đang chất vào bình bằng cái gì đó. Thế thì dù nó là thế giới hay dù nó là Thượng đế, dù nó là yêu hay dù nó là lời cầu nguyện, điều đó là không quan trọng. Cái đó không phải là bạn. Bạn là người chất đầy cái mà được chất vào. Thế thì dù bạn đặt bất kì cái tên nào cho cái đang được chất vào vào bạn – dù là giải thoát hay thế giới trần tục – đều không tạo ra khác biệt. Nhị nguyên còn lại.

Thực ra, chúng ta chỉ có thể được chất đầy bằng ‘cái khác’. Nếu bạn muốn là bản thân bạn một cách thuần khiết, thế thì không có cách nào khác hơn việc trở thành rỗng.

Do đó Lão Tử nói rằng Đạo là giống bình rỗng; và trong việc dùng nó, điều được yêu cầu là chúng ta phải cảnh giác với mọi loại hoàn hảo. Nếu chúng ta muốn dùng tôn giáo, chúng ta phải cảnh giác về sự hỗn độn của mọi hoàn hảo. Điều này yêu cầu cân nhắc chút ít. Chúng ta sẽ phải đi sâu hơn một chút vào trong từ ‘dùng’ này. Nếu tôn giáo là bất kì cái gì, đó là việc dùng cao nhất về sự sống. Nó là việc diễn giải bản chất nhất về sự sống. Cho nên nếu bạn muốn dùng Đạo, dùng tôn giáo, Lão Tử chỉ cho một lời khuyên – Cảnh giác với mọi kiểu hoàn hảo. Thế thì việc dùng tôn giáo sẽ bắt đầu. Vì chẳng mấy chốc người ta trở thành rỗng, tôn giáo trở thành chủ động, năng động. Và ngay khi người ta được chất vào bằng cái gì đó, tôn giáo trở thành thụ động, nó bị ép xuống.

Nhưng tôn giáo không bị phá huỷ.

Có không gian rỗng trong phòng này. Chúng ta chất vào phòng này với nhiều đồ đạc tới mức không còn lại không gian nào. Điều này có nghĩa gì? Điều này có nghĩa rằng không gian rỗng bị phá huỷ không? Hay nó có nghĩa rằng không gian rỗng đã bị đẩy ra khỏi phòng và chỗ của nó bị đồ đạc chiếm? Không gian rỗng không thể đi ra khỏi phòng được vì sự rỗng không phải là vật mà có thể đi vào hay ra. Và nó sẽ đi đâu? Bên ngoài phòng đã có nhiều không gian rỗng rồi. Tuy nhiên không có không gian rỗng trong vũ trụ để cung cấp cho không gian rỗng này. Thế thì không gian rỗng này sẽ đi đâu?

Bây giờ một cách suy diễn khác rằng nó đã bị phá huỷ là ở chỗ chúng ta đã chất vào căn phòng bằng đồ đạc do đó không gian rỗng bị phá huỷ; nhưng không cái gì bị phá huỷ – ít nhất là mọi cái rỗng. Vật có thể bị phá huỷ nhưng rỗng không thể bị phá huỷ.

Tính rỗng ngụ ý cái không có. Làm sao cái đó có thể bị phá huỷ? Sự hiện diện của một vật là cần thiết để phá huỷ nó. Do đó không thành vấn đề bạn xếp đầy các thứ trong phòng này – bạn có thể xếp đầy nó bằng xi măng – ngay cả thế tính rỗng vẫn còn ở chỗ nó đã ở. Nó không thể đi ra được, nó không thể bị phá huỷ. Thế thì giả sử chúng ta quyết định ở bên trong phòng này, chúng ta có phải mang tính rỗng trở lại không? Không, chúng ta đơn giản bỏ đi các đồ có trong nó. Không gian rỗng sẽ có đó, nơi nó một thời đã ở. Các vật đơn thuần che giấu không gian rỗng. Loại bỏ các vật và không gian rỗng xuất hiện để nhìn.

Chúng ta cũng giống điều đó. Tính rỗng là bản tính của chúng ta. Nó là tôn giáo của chúng ta, nó là Đạo. Chúng ta liên tục thêm vào các thứ cho tính rỗng này, nhiều tới mức nó hoàn toàn bị che khuất. Nó không thể làm việc bị che khuất được. Điều được ngụ ý là nó bị che khuất khỏi cái nhìn. Thế thì cái gì được dự định để được làm? Lão Tử nói, “Cảnh giác về ham muốn đầy này.” Bỏ ham muốn về đầy đi. Thế thì bạn sẽ làm gì? Ném ra mọi thu xếp bạn đã làm theo mục đích này, bằng tay riêng của bạn. Ngày bạn ném đi mọi cái ở bên trong bạn và trở thành rỗng, bạn sẽ ở trong trạng thái của Đạo.

Và Đạo là rất chủ động. Rỗng là lực động. Rỗng này là rất hữu ích.

Thực tại chúng ta dùng chỉ cái rỗng. Nghĩa của từ ‘dùng’ là: ngay khi một người trở thành rỗng, người đó có các thứ khác, sự không đầy đủ cũng bị ném ra khỏi người đó. Người đó đã không cố là hoàn hảo (đầy đủ) vì điều đó yêu cầu tích luỹ các vật, trong khi người đó đã ném ra mọi thứ. Bây giờ nếu người đó không phải là không đầy đủ, bạn sẽ gọi người đó là gì? Người đó đã ném ra mọi tiền đề của tính không đầy đủ, sự không hoàn hảo. Bây giờ người đó thậm chí không là không hoàn hảo. Thế thì bạn sẽ nói gì về người như vậy?

Chúng ta dùng từ ‘rỗng’ để cho mắt có thể bắt đầu thấy sự rỗng. Ngày người ta ném đi mọi thứ bên trong mình, ngày người đó từ bỏ mọi việc lập kế hoạch cho hoàn hảo và trở thành tuyệt đối rỗng, người đó trở thành hoàn hảo. Được tự do khỏi tính không hoàn hảo chính là việc là hoàn hảo. Đây là nghĩa thực tại. Một cách là che đi từng không hoàn hảo và loại bỏ nó đi từng chút một và trở thành hoàn hảo, cách khác là bước ra khỏi sự không hoàn hảo, thế thì cái còn lại là hoàn hảo.

Sự đầy này, sự hoàn hảo này, không phải là của bạn vì bạn đã mất đi cùng với những thứ đã được ném đi. Sự đầy đó là của cái tuyệt đối, cái kết tập. Nó là sự đầy của Thượng đế; và Thượng đế này là rất chủ động và từ Ngài nảy sinh ra mọi tính sáng tạo. Thế thì dù nó là hạt mầm đang nở bung hay ngôi sao mới được sinh ra hay dù nó là đoá hoa đang nở hoa hay cá nhân được sinh ra – mọi thu xếp của vũ trụ bao la này đều sinh ra từ rỗng tối cao. Rỗng này là toàn năng. Có vô kể năng lượng bên trong nó. Trong nỗ lực của chúng ta để là hoàn hảo, chúng ta trở thành kẻ đi xin bởi tay riêng của chúng ta. Ngay khi chúng ta trở thành rỗng, chúng ta được phúc lành; chúng ta trở thành người chủ của giầu có tối cao.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.2, Ch.12 Rỗng tối cao, tổ tối cao, trụ lí tưởng – Đạo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Notice: ob_end_flush(): failed to send buffer of zlib output compression (0) in /home/nhoshn0t/public_html/wp-includes/functions.php on line 5474