Có lẽ chỉ biết chân lí qua phản xạ

Có một luật sư rất nổi tiếng của Ấn Độ với cái tên Ts. Harisingh Gaud. Không ai kiếm được nhiều như ông ấy đã kiếm từ việc bào chữa. Đại học Sagar đã được xây dựng từ khoản tiền tặng của ông ấy. Ông ấy đã viết trong hồi kí của mình rằng khi ông ấy xin phép rời khỏi thầy của mình, người đã dạy luật cho ông ấy, ông ấy đã được cho lời khuyên khi chia tay. Thầy của ông ấy nói, “Nếu sự thực ở phía ông, gõ búa lên sự kiện đó. Nếu sự thực không thiên về ông, thế thì gõ búa lên luật.” Thế rồi Ts. Harisingh hỏi ông ấy, “Nếu sự thực là không rõ ràng và nếu sự kiện là không rõ ràng và nếu qui tắc của luật cũng không hoàn toàn rõ ràng, thế thì người ta phải làm gì?” Thầy của ông ấy đáp, “Thế thì gõ búa lên bàn! Mọi sự tuỳ thuộc vào cách ông làm rung chuyển toà án. Ông càng gõ mạnh lên bàn thì họ sẽ càng bị thuyết phục hơn.”

Lão Tử và Mahavira là những người tuyệt đối không gõ búa. Họ không tuyên bố bằng việc đập bàn. Điều chắc chắn nhất của chân lí họ diễn đạt bằng ‘có lẽ’. Nếu bất kì người nào phủ nhận các phát biểu của họ, họ lại đáp lại bằng “có lẽ ông đúng.”

Phương pháp đã được Mahavira phát triển để diễn đạt chân lí không chứa một mà bẩy ‘có lẽ’! Do đó các giải thích của Mahavira trở thành rất rắc rối. Một phát biểu nhỏ – và Mahavira cho bẩy giải thích! Nếu bạn hỏi: “Đây có là cái bình không?” Mahavira sẽ đáp, “Có lẽ nó là cái bình.” Có lẽ ai đó sẽ gọi nó bằng cái tên của đất sét và thế thì sẽ có biện luận. Cho nên Mahavira nói, “Có lẽ nó là cái bình.” Thế rồi ngay lập tức ông ấy cho phát biểu khác, “Có lẽ nó không phải là cái bình mà là đất sét.” Bây giờ có khả năng ai đó có thể bác bẻ cả hai phát biểu này. Cho nên Mahavira làm ra phát biểu thứ ba. Ông ấy nói, “Có lẽ cái bình hiện hữu và có lẽ nó không hiện hữu.” Cái bình là đất sét và cái bình là cái bình và đất sét không phải là cái bình, do đó có phát biểu thứ ba.

Thế rồi Mahavira sẽ nói rằng thậm chí ai đó có thể nói, “Thế thì nếu không rõ liệu nó là cái bình hay liệu nó là đất sét hay liệu nó là cả hai hay liệu nó không là cả hai, thế thì sao?” Trong trường hợp đó Mahavira sẽ đáp, “Điều đó có lẽ là không xác định được.”

Thế rồi có ba phát biểu thêm nữa mà Mahavira làm ra. Tất cả có bẩy tổ hợp. Không thể có nhiều hơn. Không có phát biểu thứ tám. Chúng ta nghĩ chỉ có thể có hai phát biểu. Chúng ta nói, “Thượng đế hiện hữu hoặc Thượng đế không hiện hữu.” Ở đó kết thúc biện luận của chúng ta. Không, Mahavira nói, “Có lẽ Thượng đế hiện hữu, có lẽ Ngài không hiện hữu; có lẽ Ngài hiện hữu và không hiện hữu; có lẽ Thượng đế là không thể xác định được; có lẽ Thượng đế hiện hữu và là không xác định được; có lẽ Ngài không hiện hữu và không thể xác định được hay có lẽ Thượng đế hiện hữu và không hiện hữu và không thể xác định được.” Do vậy có bẩy phát biểu.

Mahavira nói, “Logic kết thúc với phát biểu thứ bẩy.” Phát biểu thứ tám là không thể về mặt logic. Mọi điều phải được nói được hoàn thành trong bẩy phát biểu này.

Do đó lập luận của Mahavira là logic bẩy ngả.

Khi Lão Tử nói ‘có lẽ’, ông ấy ngụ ý nói rằng ông ấy không đưa ra tuyên bố nào, mà ông ấy cũng không khăng khăng rằng bạn phải tin rằng điều ông ấy đã biết là chân lí. Ông ấy chỉ ngụ ý rằng đó là cách ông ấy đã trải nghiệm nó và việc trải nghiệm của người bình thường như ông ấy thì có giá trị gì? Do đó ông ấy dùng thuật ngữ ‘có lẽ’. “Vị thế của cái bình nhỏ này là gì trước cái rỗng không vô hạn, khổng lồ? Do đó ta nói, ‘có lẽ’. Điều ta nói cũng có thể sai chứ. Điều ta đã trải nghiệm có thể chỉ là mơ!” Lão Tử giải thích như vậy.

Chúng ta cố cho dấu hiệu của thực tại ngay cả với mơ của chúng ta nhưng Lão Tử có dũng cảm để gọi kinh nghiệm của ông ấy về chân lí là mơ! Điều duy nhất nhiều nhất về việc đó là ở chỗ dũng cảm này chỉ tới với việc tới của chân lí. Chừng nào chân lí còn chưa bừng lên trên chúng ta, chúng ta không bao giờ có dũng cảm này. Nếu chúng ta có hoài nghi nhỏ nhất về một chân lí, chúng ta tuyên bố nó to hơn. Chúng ta cố trang điểm cho sự thiếu hụt bằng việc thay thế vào đó là những lời tuyên bố ồn ào.

Mulla Nasruddin tình cờ ở lại trong một làng. Anh ta không hiểu ngôn ngữ được nói ở đó. Các học giả của làng tiến hành cuộc họp của họ bằng tiếng Latin và Mulla đến dự mọi ngày để nghe họ một cách rất tôn giáo. Mọi người tự hỏi – anh ta đã hiểu gì về điều đó? Nhưng anh ta là người đầu tiên tới và người cuối cùng về. Một hôm họ quyết định hỏi anh ta. “Anh không hiểu một lời trong ngôn ngữ của chúng tôi và vậy mà anh chăm chú thế. Anh có thực sự hiểu điều gì đang diễn ra không?” Một người trong số họ hỏi. “Tôi không hiểu gì cả, nhưng một điều tôi hiểu rất rõ và đó là ở chỗ người hét lên to nhất dứt khoát nói điều phi chân lí. Người mất bình tĩnh, người đó cũng phơi bày ra điều phi chân lí. Người nói một cách yên tĩnh, là người không có tính khẳng định – mọi điều này tôi quan sát.”

Mulla liên tục nói rằng anh ta đã biết ngôn ngữ này, sẽ không dễ dàng thế để hiểu mọi điều này. “Thế thì tôi sẽ để hết tâm trí vào ngôn ngữ này,” anh ta nói. “Bây giờ tôi quan sát mặt, mắt, cách diễn đạt, hành động và mặc dù tôi không biết cái gì đang được nói, chừng này tôi có thể nói được là từ chiều sâu nào mà diễn giả giải đáp – liệu ông ấy có biết điều ông ấy đang nói không hay liệu ông ấy có nói mà không biết không.”

Cử chỉ của chúng ta, nhấn mạnh của chúng ta, nói ra mọi điều về hiểu biết của chúng ta. Nhớ, phi chân lí càng lớn, nhấn mạnh càng lớn; chân lí càng lớn, nhấn mạnh càng bé. Chân lí là đủ cho bản thân nó. Nó không yêu cầu nhấn mạnh từ bất kì người nào. Nó đứng trên nền riêng của nó và không yêu cầu cột chống nào.

Có một nhà tư tưởng Do Thái với cái tên Sadeh. Nhiều lần ông ấy bị mọi người thúc giục viết về bản thân ông ấy, chuyện đời ông ấy, để cho mọi người có thể hiểu điều ông ấy nói. Nhưng Sadeh không bao giờ cho phép chuyện đời ông ấy được viết ra hay không cho phép nói về bất kì sự vụ nào trong đời ông ấy. Sadeh chắc sẽ nói, “Nếu điều tôi nói là chân lí, nó sẽ vẫn còn lại cho dù không có tôi. Thế thì nhu cầu biết chuyện đời tôi là ở đâu?”

Khi ông ấy bị ép rất lớn để nói về bản thân ông ấy, ông ấy đã đưa ra một phát biểu. Ông ấy nói, “Nếu chúng ta xem xét kĩ cuộc đời của Jesus và thế rồi vớ lấy Kinh Thánh, chúng ta sẽ không bao giờ đọc nó.” Chuyện đời của Jesus là gì? Ông ấy được sinh ra trong chuồng ngựa.

Chuyện kể rằng ông ấy đã được sinh ra từ người mẹ đồng trinh. Điều này đáng hoài nghi. Làm sao đứa trẻ có thể được sinh ra từ người đồng trinh? Cho nên Sadeh nói rằng điều rõ ràng là có hoài nghi ai là bố của ông ấy, không cái gì được biết về nơi ông ấy đã học hay liệu ông ấy có học chút nào không! Điều ông ấy ở trong nhà của người say và gái mãi dâm và làm bạn với những người tầng lớp thấp nhất của xã hội, được biết rất rõ. Ông ấy đã là khách trong nhà của những người mà không người đáng kính nào muốn có liên kết.

Vào tuổi 33, ông ấy đã bị treo trên cây chữ thập. Hai kẻ cắp cũng bị đóng đinh cùng ông ấy; và những người đã làm việc trừng phạt này đã chắc chắn rằng người này hoặc là điên hoặc là nguy hiểm.

Người có người bố không được biết, người đã được sinh ra trong chuồng ngựa, người có di sản còn là vấn đề nghi vấn, người cầu cạnh tình bạn của kẻ say và gái mãi dâm và dành nhiều đêm đàn đúm với nhóm kẻ đánh bạc và người bị đóng đinh cùng với hai kẻ cắp ở độ tuổi ba mươi ba, liệu còn người nào cầm Kinh Thánh lên sau khi biết mọi điều này không? Bạn chắc có cảm thấy Kinh Thánh là đáng đọc không nếu bạn đầu tiên đã đọc chuyện đời của tác giả của nó? không. Cho nên điều chúng ta làm chính là cái đối lập. Chúng ta đọc Kinh Thánh trước, thế thì chuyện đời của tác giả không tạo ra khác biệt.

Do đó Sadeh nói, “Bỏ một mình chuyện đời của tôi ra đi.” Có khác biệt gì liệu Sadeh hút thuốc hay liệu ông ấy uống rượu. Nếu điều ông ấy nói là chân lí, điều đó không thể bị làm sai lạc đi bởi bất kì hành động nào của ông ấy. Nếu điều ông ấy nói không phải là chân lí thế thì cho dù ông ấy không cần gì ngoài nước lã, lời của ông ấy không thể là đúng. Sadeh nói, “Không cần mang tôi vào. Cố gắng và nhìn thẳng cái đang được nói.”

Đây có lẽ là phương pháp loại trừ cái ngã. Bằng phát biểu này có lẽ người này đang cố truyền đạt rằng con người của ông ấy có thể được bỏ ra hoàn toàn. Không có nhấn mạnh về phần ông ấy, do đó ông ấy không đi vào trong thảo luận chút nào. Ông ấy đặt chân lí trực tiếp trước người nghe của ông ấy và bước sang bên. Nếu ông ấy xác nhận, “Đây là chân lí”, thế thì ông ấy đi vào tranh cãi vì nếu ai đó nói, “Đây không phải là chân lí,” thế thì trách nhiệm chứng minh điều đó rơi lên vai ông ấy. Sahed nói, “Nếu tôi nói ‘có lẽ đây là chân lí,’ thế thì tôi đứng bên ngoài bất kì luận cứ nào. Bây giờ chân lí đứng trên chỗ đứng riêng của nó. Nếu nó có năng lực thuyết phục người khác, điều đó là đủ; và nếu nó không thể thuyết phục được, thế thì cái gì khác có thể thuyết phục bạn, nếu ngay cả chân lí cũng không thể thuyết phục được?”

Đây là lí do tại sao những người như Lão Tử, dùng thuật ngữ ‘có lẽ’, trong khi diễn giải chân lí, chân lí mà với họ tồn tại hoàn toàn và về nó họ hoàn toàn được đảm bảo bên trong bản thân họ. Điều này dường như rất mâu thuẫn. Những người diễn giải phi chân lí không bao giờ bắt đầu phát biểu của họ bằng ‘có lẽ’, trong khi những người diễn giải chân lí bao giờ cũng bắt đầu bằng ‘có lẽ’. Người đề xuất điều sai bao giờ cũng khăng khăng cố chấp trong khi người thốt ra chân lí không bao giờ khăng khăng cố chấp.

Jesus sắp bị đóng đinh. Pilate, người đã ra lệnh đóng đinh ông ấy hỏi ông ấy, “Nói cho ta, anh thanh niên, trước khi anh chết – chân lí là gì, vì điều đó anh đã đặt bản thân anh vào tình thế khó khăn này?” Jesus không cho lời đáp. Pilate lại hỏi nữa. Jesus nhìn lên nhưng không nói một lời. Chính 2000 năm trước mà việc xảy ra này đã xảy ra và thế thì từ đó 2000 người phải đã nêu ra câu hỏi này – Nếu Jesus biết, sao ông ấy không nói cho Pilate? Hay có lẽ ông ấy đã không biết. Pilate chắc không bao giờ có thể mơ được rằng Jesus đã biết bất kì cái gì về chân lí.

Có một câu chuyện, dầu không đích thực, lại rất phổ biến. Chuyện kể rằng 30 năm sau việc đóng đinh này, Pilate về hưu thôi làm quyền thống đốc. Ai đó đã hỏi ông ta có nhớ tới một thanh niên có tên là Jesus mà ông ta đã ra lệnh phải bị đóng đinh không. Pilate phẩy tay và nói, “Thanh niên nào? Ta đã ra lệnh đóng đinh hàng nghìn người trong khi ta đương quyền thống đốc.”

Người sẽ chiếm trái tim của ít nhất một nửa dân số của thế giới này, đã là một thực thể không được biết tới với ông ta, người đã đóng đinh ông ấy từ ba mươi năm trước. Ông ta đã không thể nào nhớ được ông ấy là ai. Từ điều này rõ ràng là Pilate phải đã coi Jesus là một thanh niên mất trí và nói điều vô nghĩa. Ông ta phải đã thương hại ông ấy.

Nhưng việc không trả lời của Jesus đã là rất có nghĩa và đáng suy nghĩ.

Không phải là Jesus đã không có khả năng đáp lại vì ông ấy đã trả lời nhiều lần trước đây và đã cho những câu trả lời vô giá. Ông ấy có thể đã trả lời được nhưng ông ấy vẫn còn im lặng. Và đây là cơ hội vàng vì nếu Pilate đã được thoả mãn với câu trả lời của ông ấy, ông ta có thể đã tha cho ông ấy trên cây chữ thập.

Có lẽ đó là lí do tại sao Jesus đã không trả lời vì ông ấy đã nghĩ điều đó là không thích hợp để cứu bộ da riêng của ông ấy bằng việc lấy chỗ trú ẩn đằng sau chân lí. Có lẽ điều đó đã là vậy để cho toàn thể nội dung thông điệp của ông ấy có thể không bị bóp méo; vì thế thì người ta có thể đã nói rằng Pilate đã hỏi, Jesus đã trả lời và do vậy đã được cứu khỏi cây chữ thập. Có lần nhiều người đã chặn ông ấy trên đường và đã hỏi và Jesus đã trả lời. Nhiều lần họ thậm chí còn tới vào nửa đêm và Jesus đã trả lời. Jesus không bao giờ từ chối trả lời.

Đây là hoàn cảnh đầu tiên mà một người trên cây chữ thập đã bị hỏi như vậy – chân lí là gì? Và đây là đau đớn của ông ấy, nỗi khổ của ông ấy – truyền đạt chân lí! Và trong tình huống như vậy, có lẽ thông điệp này có thể đã đi tới nhiều người. Do đó, im lặng của ông ấy đã gây cản trở cho mọi người. Nhưng những người có thể hiểu Jesus từ bên trong, đã biết rằng bất kì câu trả lời nào cho câu hỏi này vào lúc này, đều chắc sẽ tương đương với nỗ lực để cứu cá nhân này. Thế thì chân lí chắc sẽ không hiện hữu mà không có sự khẩn thiết và bền bỉ. Thế thì có lẽ ý nghĩ cứu bản thân ông ấy chắc đã đi ngang qua tâm trí ông ấy. Cho nên ông ấy đã vẫn còn im lặng.

Lão Tử nói, “Có lẽ, đó là phản xạ duy nhất của nó.” Từ ‘phản xạ’ này đã được Lão Tử dùng với sáng suốt rất lớn; vì thế thì nếu có bất kì sai sót nào, nó sẽ là về phần của Lão Tử và không về phần chân lí. Nếu chúng ta nói “Đây là chân lí,” thế thì bất kì sai sót nào sẽ bị qui cho chân lí. Bao giờ cũng vậy chính đặc trưng của những người biết là nói rằng bất kì sai sót nào đều hoàn toàn là do chúng ta. Nếu bạn đưa ra một phát biểu bị bóp méo về chân lí, người trình bày chân lí sẽ nhận trách nhiệm lên bản thân người đó và nói có lẽ đã có cái gì đó sai trong phương pháp giải thích của người đó mà gây cho bạn hiểu lầm. Không thể có sai sót trong chân lí. Sai sót bao giờ cũng ở cá nhân này.

Bằng việc nói tới chân lí như sự phản xạ, Lão Tử truyền đạt cách ông ấy đã thấy chân lí – như phản xạ trong gương. Bây giờ gương có thể có khiếm khuyết. Bạn phải đã nhìn vào những gương làm méo hình ảnh của bạn, trong một số gương bạn xuất hiện to lớn, trong các gương khác, lại rất nhỏ. Một điều về gương này là rất xác định, rằng mắt phải của bạn xuất hiện dường như là mắt trái của bạn và mắt trái của bạn như mắt phải của bạn. Mọi sự không xuất hiện như chúng vậy, trong gương này, chúng trở thành cái đối lập. Điều này không gây chú ý cho bạn khi bạn nhìn vào gương này vì bản thân bạn không có hiểu biết về mắt phải hay mắt trái của bạn.

Khi bạn cầm một trang giấy đã viết trước gương, bạn sẽ nhận ra các chữ bị đảo ngược. Bạn cũng dường như đảo ngược nhưng vì bạn không có hiểu biết về hình thể đích thực của bạn làm sao bạn sẽ biết rằng bạn đang đảo ngược?

Một nhà khoa học đã làm nhiều nghiên cứu trên mặt người, đã phát hiện ra sự kiện là hai phần của cùng một mặt là không đồng nhất. Phương pháp của ông ấy là như sau:

Ông ấy chụp bức ảnh của bạn và cắt nó theo chiều đứng thành hai phần đích xác bằng nhau. Thế rồi ông ấy sẽ chụp bức ảnh khác của bạn và cắt nó theo cùng cách. Thế rồi ông ấy sẽ gắn nửa bên phải của ảnh thứ nhất vào bên phải của ảnh thứ hai, và cũng làm như vậy với hai nửa bên trái. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy kết quả. Cả hai mặt sẽ khác nhau hoàn toàn. Nếu cả hai ảnh mới này được đặt trước bạn, bạn sẽ không bao giờ nói chúng thuộc về cùng một người. Bạn sẽ nói chúng là hai người khác nhau.

Nhiều biến đổi thế xảy ra trong gương nhưng chúng ta không nhận biết về nó.

Bằng việc dùng từ phản xạ chúng ta ngụ ý rằng bất kì môi giới nào phản xạ chân lí, đều bóp mép nó tới mức độ nào đó, và chính một mình phương tiện này chịu trách nhiệm. Sự kiện là chúng ta chỉ có thể biết chân lí qua môi giới. Một môi giới là bản ngã. Bản ngã là môi giới như bóng tối. Nếu ai đó cố biết chân lí trong tối, người đó không thể biết được bất kì cái gì; người đó đơn thuần dò dẫm trong tối. Vậy mà người đó nói về chân lí, như mọi người đang nói về atman, Thượng đế, cõi trời và địa ngục. Mọi điều này là nói trong tối. Họ chẳng biết gì.

Nasruddin đang ngồi ở Masjid. Tu sĩ đang nói nhiều về cõi trời tới mức mọi người tụ tập trở nên hăm hở lên cõi trời. “Mọi người ai muốn lên cõi trời, đứng dậy!” Tu sĩ nói lớn. Mọi người đứng dậy trừ Nasruddin. Tu sĩ ngạc nhiên. “Ông không muốn lên cõi trời sao, Mulla?” Tu sĩ hỏi. Mulla đáp, “Tôi không nhận phiền phức đứng dậy đâu vì điều đó là không rõ ràng. Tôi ngồi. Điều đó là rất rõ ràng cho tôi và do vậy tôi ngồi.” “Bên cạnh đó,” Nasruddin nói, “nếu cõi trời là được lên tới bằng việc đứng dậy, tôi sẽ không lên cõi trời như vậy đâu. Người ta không thể lên cõi trời bằng việc ngồi xuống sao? Vì một điều, không rõ người ta sẽ đi đâu hay liệu có chỗ như vậy hay không có. Những người này đã đứng dậy mà không có bất kì lí do nào. Bên cạnh đó, chúng ta hãy xem, liệu tất cả những người đứng dậy có lên tới cõi trời không, tôi nữa sẽ lên tới qua việc ngồi. Chúng ta hãy xem ai đạt tới!”

Cõi trời dường như có ý nghĩa làm sao với tâm trí. Có khao khát lớn về giải thoát (moksha). Ham muốn bùng cháy bên trong chúng ta để đạt tới chân lí. Không cái gì là rõ ràng, cái gì là được đạt tới. Mọi thứ đều trong tối. Chúng ta nhắm mắt lại trong tối và bắt đầu mơ. Bản ngã giống như tối. Chân lí chúng ta rút ra trong nó đơn thuần là ma, mơ. Tất cả chúng đều là bịa đặt của tâm trí riêng của chúng ta và không có quan hệ gì với chân lí. Asmita là giống như ánh sáng; nhưng chân lí được thấy bởi ánh sáng này cũng là chân lí được phản xạ. Nơi không có bản ngã không có asmita, nơi cái ‘tôi’ không hiện hữu, một mình nơi đó có thể được biết, cái không là sự phản xạ nhưng là bản thân chân lí. Nhưng thế thì người nói cũng bị mất đi.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.2, Ch.14 Phản xạ của cái đó – cái có trước Thượng đế

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Notice: ob_end_flush(): failed to send buffer of zlib output compression (0) in /home/nhoshn0t/public_html/wp-includes/functions.php on line 5471