Hơi thở ở đan điền và hiệp môt với toàn thế giới

Nếu tính linh động và hồn nhiên này được đạt tới, thế thì, Lão Tử nói trong lời kinh thứ ba của ông ấy “Gột rửa lòng ham huyền diệu, đừng còn chút bợn, đặng không?” Hơi thở phải trở thành linh động và nó phải dựa trên trung tâm hara (đan điền). Thế thì người ta phải lau sạch toàn thể mạng tưởng tượng.

Chúng ta không biết có bao nhiêu loại mạng tưởng tượng mà chúng ta đã thêu dệt ra. Không chỉ nhân danh luân hồi mà còn trong nhân danh tôn giáo, chúng ta đã dệt ra các mạng ảo tưởng. Chúng ta đã tạo ra vô vàn Thượng đế, vô vàn cõi trời và địa ngục bằng tưởng tượng của chúng ta. Chúng ta đã chẳng biết gì, chẳng nhận ra cái gì; chúng ta đã chỉ để cho tưởng tượng của mình chạy hoang. Tưởng tượng của chúng ta là thư viện mà chúng ta đã thu thập đủ mọi loại ảo tưởng từ nhiều lần sinh, và trong những thứ chúng ta sống. Tất cả những mạng này đều chỉ ở trong tâm trí. Nếu một người cố giũ sạch bản thân mình khỏi những vướng víu của trí tuệ mình, người đó sẽ thất bại. Cần đi thẳng xuống trung tâm của sự tồn tại và thiết lập bản thân người ta ở đó. Ngay khi một người đạt tới đan điền, người đó trở nên mạnh mẽ và quyền lực tới mức sự việc trở nên dễ dàng vứt bỏ mạng các tưởng tượng.

Một số người cố đạt tới điều này bằng trí tuệ của họ. Logic này có thể bị đánh bại bởi logic khác nhưng thế rồi logic thứ hai nắm giữ bạn. Cùng điều này là đúng với tưởng tượng. Khó khăn ở đây là ở chỗ chính người rất trí tuệ phải bị phá huỷ bằng không thì chẳng cái gì được thay đổi. Nhưng chúng ta làm ngược lại. Chúng ta tìm những người đang đổi từ tôn giáo này sang tôn giáo khác; chuyển từ thầy này sang thầy khác, đổi giới luật của họ, học thuyết của họ. Một số người dưới ảo tưởng rằng họ đã bỏ mọi học thuyết, thậm chí trong quá trình đó đã tạo ra học thuyết riêng của họ – cái nhất định là nghèo nàn hơn cái họ đã bỏ.

Điều này đã xảy ra với Krishnamurti. Ông ấy hô hào những người đi theo ông ấy phá bỏ mọi mạng tưởng tượng. Điều này có vẻ rất hay với tai, nó hấp dẫn, nhưng thế thì người đi theo đặt cái ngã của mình vào trung tâm của tưởng tượng và bắt đầu dệt các các mạng mới. Chừng nào bạn chưa bước ra khỏi trung tâm tưởng tượng này, bạn sẽ cứ liên tục dệt ra các mạng.

Sức mạnh của tưởng tượng là lớn tới mức nó có thể chất đầy bạn bằng những ảo tưởng tiêu cực nữa. Krishnamurti nói, “Không có thầy.” Người nghe chấp nhận rằng không có thầy và nhanh chóng bắt đầu nhìn lên Krishnamurti như thầy của người đó. Điều này xảy ra trong cái ngã vô thức sâu của anh ta, về điều anh ta thậm chí không nhận biết. Một người bạn đã tới tôi một thời gian trước đây. Anh ta bảo tôi, “Tôi tin vào không có thầy vì tôi nghe Krishnamurti.” Tôi bảo anh ta rằng nếu anh ta đã đi tới giải pháp này bằng việc nghe Krishnamurti, thế thì thầy đã được thiết lập rồi. Tôi cũng bảo anh ta rằng quan niệm này đã không phải là của anh ta và rằng anh ta đã chấp nhận lời của người khác chỉ như anh ta đã từng làm trước đây. “Tôi không coi Krishnamurti là thầy tôi,” anh ta vặn lại.

“Thế thì sao bạn nghe ông ấy?” Tôi hỏi.

“Tôi đi nghe để hiểu.” “Đó là điều tôi đang nói đấy”, tôi nói. Thầy là người mà chúng ta đi tới để hiểu, và đó là nghĩa của thầy: Người mà chúng ta đi tới để hiểu. Nếu người chỉ nghe theo trí tuệ của mình, người đó sẽ phải dùng trí tuệ của mình chỉ để lau sạch tưởng tượng của người đó. Điều này chỉ là tự nhiên. Điều thực không phải là lau sạch trí tuệ khỏi mọi tưởng tượng của nó, vì nó sẽ mau lẹ tạo ra những ảo tưởng tươi mới. Điều thực là đứng tách xa khỏi trí tuệ.

Làm sao cú nhảy được lấy để cho chúng ta có thể bước ra khỏi các tưởng tượng của mình? Có hai phương pháp bước ra khỏi tâm trí. Một phương pháp là bỏ mọi ý nghĩ và trở thành có tính cảm xúc, như Meera. Cô ấy không nghĩ; cô ấy được chìm đắm trong việc cảm của cô ấy, cảm xúc của cô ấy. Cô ấy múa, cô ấy hát. Nhưng việc cảm cũng không đưa bạn đi được rất xa. Nó đưa bạn đi sâu hơn thông minh và do đó nó là tốt hơn, nhưng Lão Tử nói, “Tim ở gần hơn với tâm trí.” Tôi đưa bạn tới chỗ không có ý nghĩ, không việc cảm; vô tâm trí, vô tim; vô tri thức, vô sùng kính. Tôi đưa bạn tới chỗ trí tuệ trở thành hoàn mĩ, nơi chỉ sự tồn tại thuần khiết còn lại. Và với điều này, mọi mạng các tưởng tượng phải bị quét đi.

Nhưng làm sao điều này được thực hiện? Nếu bạn làm rỗng trí tuệ của bạn vì chủ định này, bạn sẽ phạm sai lầm. Nó có thể quét đi các mạng cũ nhưng nó sẽ mau lẹ dệt nên các mạng mới. Nhớ, mạng mới là nguy hiểm hơn mạng cũ. Khi mạng mới được tạo ra chúng ta dễ dàng buông bỏ mạng cũ; nhưng mạng mới chúng ta có xu hướng bảo tồn vì chúng vẫn tươi mới. Các thầy mới trở nên nguy hiểm hơn thầy cũ, và cũng có các giới luật mới vì trong cái mới có sự quyến rũ của tính mới. Cũng vậy, nếu một người phát triển khái niệm rằng người đó là đủ mạnh để phá huỷ mọi mạng các tưởng tượng, bản ngã của người đó được làm mạnh thêm. Cho nên điều quan trọng là tránh vướng mắc này.

Điều thú vị là để ý rằng nếu bạn bắt đầu thở từ rốn, bạn làm mất bản ngã của bạn. Không có cách nào để giữ gìn bản ngã ở trung tâm của rốn vì bản ngã là căng thẳng và không có căng thẳng nếu hơi thở ở rốn. Thế thì một ngày nào đó chúng ta thấy rằng mọi thứ là yên tĩnh bên trong.

Lão Tử thường thỉnh thoảng kiểm tra đệ tử của ông ấy. Ông ấy sẽ hỏi họ các câu hỏi. Họ mang tới câu trả lời đúng nhưng Lão Tử sẽ xé giấy và vứt nó đi. Ông áy sẽ để tay mình vào bụng họ và tuyên bố: “Câu hỏi được hỏi là vô ích. Câu trả lời là sai!”

Một người thực hành tâm linh nói với ông ấy: “Nhưng đây là điều thầy đã dạy mà!”

Lão Tử đáp: “Đúng, đó là điều ta đã dạy ông nhưng người đã trả lời, hơi thở của người đó không nảy sinh từ rốn. Câu trả lời này chỉ có thể tới từ bên trong nếu hơi thở được thiết lập ở rốn. Ông đã đơn thuần tái tạo điều ông đã nghe từ ta. Ông đã nghe với trí tuệ của ông và đã trả lời bằng trí tuệ của ông. Không có trải nghiệm bên trong ông.”

Khi Trang Tử, người đã là đệ tử lỗi lạc nhất của ông ấy, đi tới Lão Tử lần đầu tiên, Lão Tử đã cho ông này cùng chỉ dẫn như ông ấy đã cho những người khác. Khi thời gian kiểm tra tới, Trang Tử tới và yên tĩnh lấy chỗ ngồi cùng những người khác. “Hôm nay ta sẽ hỏi ông vài câu hỏi. Nhưng ông có mang giấy bút đi theo không?” Lão Tử hỏi ông này. Trang Tử đáp: “Nếu bản thân tôi mà không là câu trả lời, câu trả lời được viết ra của tôi có ích gì không?” Ông ấy yên tĩnh lột bản thân mình ra và nằm trước Lão Tử: “Kiểm tra hơi thở của tôi đi,” ông ấy bảo Lão Tử.

Nhớ, nếu hơi thở của bạn không chính thức tới từ rốn và bạn đơn thuần làm nỗ lực để thở từ bụng, khoảnh khắc bạn trở nên vô ý thức về hơi thở của bạn, hơi thở sẽ trượt trở lại ngực. Hơi thở chính thức dựa trên rốn chỉ tới khi bạn trở nên tỉnh táo và hồn nhiên như đứa trẻ. Thế thì, để bất kì ai kiểm tra bạn; điều đó không tạo ra khác biệt. Khi bác sĩ trị liệu cầm tay bạn để xem mạch, điều đó nhất định làm tăng mạch lên vì bạn bây giờ ý thức và lo nghĩ. Cho nên bác sĩ bao giờ cũng cho phép một lề nào đó khi ông khám cho bệnh nhân.

Trang Tử nằm xuống trước Lão Tử như đứa trẻ nhỏ và bụng ông ấy phồng lên xẹp xuống một cách có nhịp điệu. Lão Tử nhìn ông ấy và nói, “Ông đã qua được bài kiểm tra. Ta không có gì thêm để hỏi, vì cái có quyền năng trả lời bây giờ ở bên trong ông.”

Ý thức phải được dịch chuyển và được mang hướng tới rốn. Mọi ấn tượng của chúng ta, giáo dục của chúng ta và công việc xã hội của chúng ta đều đi theo hướng đem ý thức của chúng ta hướng tới trí tuệ. Điều này có cái dụng riêng của nó như tôi đã nói với bạn trước đây nhưng một ngày nào đó chúng ta sẽ phải thoái lui các bước của mình khỏi thế giới này nơi trí tuệ là hữu dụng.

Làm mất trung tâm nguyên bản là rất nguy hiểm từ bất kì quan điểm nào và nó là tương đối dễ làm thế. Cho nên, coi lời kinh này của Lão Tử như lời kinh luyện tập. Để mắt vào hơi thở của bạn và cố biến đổi nó. Thay đổi trong hơi thở của bạn mang tới thay đổi bên trong bạn. Thay đổi cách mạng trong hơi thở mang tới cách mạng trong nhân cách riêng của bạn. Khi hơi thở của bạn sâu sắc lên, tính cách của bạn cũng trở nên sâu lắng; mọi thứ bề mặt trong bản tính của bạn rơi rụng đi.

Và ngày hơi thở của bạn đạt tới trung tâm đan điền, bạn sẽ hội nhập với toàn thế giới ở điểm bất nhị. Người đạt tới trung tâm riêng của mình thì cũng đạt tới trung tâm của vũ trụ. Khi một người hội nhập với trung tâm riêng của mình, người đó trở thành một với trung tâm của càn khôn bao la. Thế thì chính việc cái tối cao hiệp với cái bất nhị xảy ra.

Khi hơi thở của bạn trở nên ngày càng sâu hơn và xuyên thấu vào bên trong, tấm màn vén lên và nhiều huyền bất thường tự chúng hiển lộ, và những cánh cửa mới tới chân lí bắt đầu mở ra. Điều nằm ẩn bên trong người kéo dài ra và lan toả ra ngoài vào thế giới bao la. Người đào sâu vào bên trong bản thân mình thì vươn lên cao trong Brahma tối cao. Các thánh nhân Ki tô giáo đã nói, “Trên sao, dưới vậy.” Các thánh nhân Ấn Độ đã nói: “Cái ở trong thân thể là ở trong vũ trụ.” Plotinus đã nói, “Người là thước đo cho mọi thứ.” Người là cái thu nhỏ của vũ trụ bao la. Bất kì cái gì có trong vũ trụ đều tồn tại trong người. Do đó, khi người đạt tới trung tâm riêng của mình, người đạt tới trung tâm vũ trụ. Lão Tử nói: “Khi một người hoàn thành ba yêu cầu này về hệ thống tu luyện năng lực sống, người đó đạt tới vũ trụ cũng như bất nhị.”

Xin lưu ý: luyện tập thở của Lão Tử là khác với pranayama Ấn Độ, vì pranayama dựa trên trí tuệ. Nó là nỗ lực có tổ chức, hơi thở bị kiểm soát bởi trí tuệ. Pranayama của Lão Tử là tuyệt đối tự nhiên. Nó không hướng theo tâm trí.

Thay vì thế, mọi thu xếp đã phát triển giữa hơi thở và thông minh là được làm cho tách rời. Chúng ta phải khám phá ra chuyển động tự nhiên của hơi thở bên trong thân thể, chuyển động có cùng chúng ta từ việc sinh. Cho nên có khác biệt nền tảng giữa pranayama Ấn Độ và pranayama của Lão Tử. Và hệ thống tu luyện của Lão Tử là sâu sắc hơn. Pranayama Ấn Độ tuân theo tính toán người làm: bịt lỗ mũi này, thế rồi bịt lỗ mũi kia, giữ hơi thở lâu thế trong kìm nén, thế rồi thở ra nhiều thế. Điều này toàn là hướng theo tâm trí. Nó có cái dụng và ưu thế của nó, nhưng chúng chỉ hữu dụng cho thân thể. Người ta đạt tới mạnh khoẻ tăng lên qua pranayama và cũng thu được sức mạnh.

Hệ thống tu luyện của Lão Tử là khác toàn bộ. Qua nó, người đạt tới bản tính thực của người đó – cái đã có trước khi tâm trí và trí tuệ của người đó đi vào hiện hữu và là cái sẽ còn lại sau khi tâm trí và trí tuệ tắt ngấm. Pranayama Ấn Độ là nguy hiểm nếu không có giúp đỡ của thầy vì nó đòi hỏi nhiều ở đệ tử. Hệ thống tu luyện của Lão Tử có thể tiến hành mà không có sự giúp đỡ của thầy. Trong hệ thống tu luyện của ông ấy, không mấy là học mà phần nhiều là quên. Chúng ta phải bỏ mọi rèn luyện giả mà chúng ta đã học. Thế thì cái là tự nhiên sẽ tự nó xuất hiện. Không trật tự mới nào được định tạo ra. Thực ra, mọi qui tắc và qui định của quá khứ phải bị bỏ đi để cho tự nhiên được trao cho cơ hội đầy đủ để hành động như nó muốn.

Nhưng như tôi đã nói với bạn trước đây, nếu bạn không chấp nhận thân thể bạn và bởi điều đó tôi ngụ ý, chừng nào và cho tới khi bạn chấp nhận các cơ quan sinh sản của bạn, bạn không thể cảm thấy là một với thân thể. Nếu bạn có cảm giác về phê phán và khinh bỉ một phần của bản thân bạn, làm sao việc hiệp một sẽ tới được? Khi chúng ta tạo ra các bức tường bên trong bản thân chúng ta, vấn đề gặp gỡ người khác là tuyệt đối không được. Người sợ gặp cái ngã riêng của mình ở bên trong thì không bao giờ có thể tuyên bố có dũng cảm để gặp Thượng đế.

Chấp nhận mọi thứ ở bên trong đi. Chấp nhận nó như món quà của Thượng đế. Tránh xa mọi phê bình và khinh bỉ. Không cái gì là lỗi, không cái gì là tội. Cái ở bên trong là một phần của Thượng đế. Khi việc chấp nhận mọi thứ khắp xung quanh này tới bên trong bạn, mọi chướng ngại giữa thân bạn và tâm trí bạn bị loại bỏ. Thế thì thân và thông minh hội nhập và chảy trong một luồng đơn giản. Thế thì thân được trải nghiệm như một phần của chính cái ngã riêng của chúng ta, cái đã kéo dài ra ngoài đi vào thế giới và atman là chiều đó của thân chúng ta, cái đã đi vào bên trong. Thân là atman được biểu lộ và atman là thân vô biểu lộ. Thân là atman thấy được và atman là thân không thấy được. Do vậy chúng là hai đầu của cùng một thứ.

Khi kinh nghiệm này bừng lên trên một người, toàn thế giới trở thành một. Thế thì người đó không thấy khác biệt giữa hòn đá và Thượng đế. Những người tạc hình ảnh của Thượng đế từ đá, đã là những người trí huệ. Thông điệp họ muốn truyền đạt đã là chừng nào bạn không thể thấy được Thượng đế trong một mẩu đá, biết rằng bạn đã không biết gì. Nhưng khi chúng ta không thể thấy được Thượng đế trong thân thể sống, làm sao chúng ta có thể thấy được Thượng đế trong tảng đá chết? Những người cúi lạy trước hình ảnh đá làm như vậy, có lẽ bởi vì không có ham muốn, không cảm thấy các cơ quan bên trong tảng đá. Do đó, có lẽ, họ thấy chút ít Thượng đế trong chúng. Nhưng nếu họ mà gặp Thượng đế sống, họ chắc sẽ nêu ra hàng trăm nghi ngờ về ngài. “Ngài cũng ăn sao? Ngài cảm thấy đói như người thường à? Ngài run trong lạnh và cần quạt trong mùa hè chứ?” họ sẽ kêu lên. Thượng đế bên trong người này chắc đã hoàn toàn mất – Ngài không có đó, Ngài không thể hiện hữu được! Họ trở về nhà, được thuyết phục đầy đủ rằng người này là kẻ lừa gạt và chuyến đi của họ là vô tích sự. Nhưng những người đã tạc các hình ảnh lên đá lại có lí do khác hoàn toàn. Lập luận của họ là ở chỗ nếu bạn bắt đầu thấy Thượng để ngay cả trong mẩu đá, thế thì không thể có chỗ nào khác mà bạn không thể thấy Ngài. Việc chấp nhận bao hàm tất cả về sự sống là đặc trưng đầu tiên của người tôn giáo. Qua việc chấp nhận này, sự thanh thản cho sinh ra hồn nhiên tựa trẻ con. Chính con mắt hồn nhiên này thấy Chúa trời trong mọi thứ và toàn thể thế giới trở thành thiêng liêng.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.3, Ch.2 Hiệp thân hồn, Đạo vĩnh hằng và luyện hơi thở sống

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Notice: ob_end_flush(): failed to send buffer of zlib output compression (0) in /home/nhoshn0t/public_html/wp-includes/functions.php on line 5471