Điều kì lạ nhất về Thiền là ở chỗ nó bị ẩn trong người tìm kiếm, và người tìm kiếm đang chạy từ thầy sang thầy, từ triết lí sang triết lí – tưởng rằng bằng việc thu thập nhiều tri thức người đó sẽ có khả năng hiểu chân lí của sự tồn tại, rằng người đó sẽ có khả năng trải nghiệm ý nghĩa và nghĩa của cuộc sống.
Nhưng đi từ thầy này sang thầy khác người ta đơn giản thu thập lời. Và nếu những thầy đó không phải là đích thực, mà chỉ là thầy giáo… Bao giờ cũng nhớ sự khác biệt: thầy giáo là thông thái, nhưng nó không phải là kinh nghiệm riêng của ông ấy. Ai đó đã uống nước và người đó nói về cơn khát và việc làm dịu cơn khát – cho thầy giáo này, đây không phải là kinh nghiệm của ông ấy. Có lẽ ông ấy đã thấy ai đó khát và thế rồi sau khi uống nước cảm thấy được thoả mãn. Ông ấy đã thấy sự khác biệt, nhưng dầu vậy ông ấy không biết cái gì đã xảy ra bên trong người đã khát và thế rồi trong sự mãn nguyện.
Thầy biết trực tiếp, ngay tức khắc; nó không bao giờ, không bao giờ là thứ vay mượn. Nó là của riêng ông ấy. Nó là bài ca riêng của ông ấy, nó là điệu vũ riêng của ông ấy. Ông ấy không bắt chước bất kì người nào và ông ấy không giả vờ theo bất kì cách nào. Thầy giáo đang làm điều đó. Thầy giáo có thể giả vờ là thầy – trong số một trăm thầy, chín mươi chín người chỉ là thầy giáo. Và rất khó cho mọi người thấy ra sự khác biệt, vì cả hai đều nói cùng ngôn ngữ. Lời của thầy giáo là trống rỗng, nhưng làm sao bạn có thể biết được? Lời của thầy là việc thở, sống động, được bao quanh bởi im lặng và an bình. Nhưng trong trạng thái của bạn, rất khó thấy ra sự khác biệt.
Nhưng trong Thiền, nó là đã là truyền thống lâu dài từ khi Bồ đề đạt ma rời khỏi Ấn Độ: đệ tử lang thang từ thầy giáo sang thầy giáo, từ thầy sang thầy, nghe điều này, nghe điều kia, với hi vọng rằng ở đâu đó họ sẽ tìm ra người làm lẩy cò trong họ thành ngọn lửa mà đã có đó, nhưng cần được lẩy cò.
Pháp Nhãn trở thành tu sĩ lúc bẩy tuổi.
Ông ấy phải đã là một đứa trẻ rất thông minh. Trở thành sư lúc bẩy tuổi không phải là cái gì bình thường – nhận thức phi thường, lúc bẩy tuổi, cuộc truy tìm chân lí. Ngay cả ở tuổi bẩy mươi mọi người vẫn không nhận biết về chân lí tất cả là gì. Thực ra họ tự hỏi tại sao mọi người nói một cách không cần thiết về chân lí, về điều tối thượng, về bản thể – có quá nhiều thứ cần làm trong thế giới này. Tiền, quyền, danh, kính trọng… có toàn thể thế giới để chinh phục.
Chắc chắn, một đứa trẻ bẩy tuổi phải đã có thông minh mênh mông để thấy ra cái vô tích sự của mọi quyền lực, của mọi điều thế giới có thể cho. Chính sự kiện là một đứa trẻ nhỏ thế bắt đầu đi từ thầy sang thầy là đủ bằng chứng về thông minh của nó.
…Học Phật giáo và Khổng giáo.
Phật giáo và Khổng giáo có thể được nói là đối lập cực. Khổng giáo là kiểu chủ nghĩa cộng sản cổ đại – không Thượng đế, không linh hồn, nhưng chỉ đạo đức, tư cách xã hội, luân lí xã hội… cách cư xử tốt hơn, là đấng quân tử, tốt và có văn hoá. Khổng giáo là việc giáo dục về nhân cách, trong khi Phật giáo không phải là việc học chút nào. Và thứ hai, Phật giáo tuyệt đối chống lại nhân cách. Nhân cách càng văn hoá hơn, càng khó xuyên thấu vào trong, vì nhân cách có văn hoá trở thành tảng đá vững chắc.
Đứa trẻ hồn nhiên không có nhân cách. Nó là mong manh; và mong manh là một trong những giá trị vĩ đại nhất cho những người đang đi tìm chân lí. Cho nên Pháp Nhãn phải đã trong khó khăn lớn, đi trong các thầy giáo theo Khổng giáo. Họ không bao giờ có thể là thầy được, họ không bao giờ thử đi vào trong. Họ bao giờ cũng vun trồng khu vườn bên ngoài nhà, sơn vẽ ngôi nhà từ bên ngoài. Họ đã quên hoàn toàn rằng nhà thực là bên trong. Tường được sơn vẽ, vườn đẹp bao quanh, là hoàn toàn tốt, nhưng người ta phải không kết thúc với chúng. Người ta phải không sống ở hành lang! Và đó là điều đang xảy ra với hầu hết mọi người, trên khắp thế giới.
Ý thức hệ Khổng Tử đã thịnh hành trên khắp vương quốc Trung hoa và các nước láng giềng, và trong hai mươi nhăm thế kỉ Khổng Tử đã được đưa ra như một trong những người vĩ đại nhất. Phật giáo là cách tiếp cận khác toàn bộ. Nó xuyên thấu bên trong bạn, nó không bận tâm về hành lang của bạn. Nó muốn đạt tới trung tâm của tâm thức, không phải khu vườn bao quanh nhà bạn; không phải thân thể, không phải tâm trí, mà bạn trong điều tinh tuý của bạn. Nó là con đường rất khác, gần như đối lập.
Khổng giáo là đi ra ngoài. Thiền là đi vào trong. Giữa hai điều này, một đứa trẻ nhỏ bẩy tuổi, Pháp Nhãn, phải đã học trong sự bóp méo lớn.
Một hôm, vài năm về sau, khi Pháp Nhãn đang trên đường tới hồ, trời bắt đầu mưa và ông ấy trú tại đền của Địa Tạng.
Địa Tạng là một Thiền sư.
Địa Tạng, đang ngồi cạnh đống lửa, hỏi Pháp Nhãn, “Ông đi đâu vậy?”
Những câu hỏi đơn giản này trong Thiền có nghĩa rất khác. Khi một Thiền sư hỏi, “Ông từ đâu đến?” ông ấy không ngụ ý nơi chốn, làng mà từ đó bạn đã tới. Ông ấy ngụ ý “Từ cội nguồn nào ông đã đạt tới tâm thức của ông? Ông đang tới từ đâu, và ông đang đi đâu?”
Những câu hỏi này không liên quan chút nào tới việc đi và đến bên ngoài của bạn. Khi Địa Tạng nói, “Ông đi đâu vậy?”
Pháp Nhãn đáp, “Chỉ lang thang từ thầy sang thầy trong việc tìm chứng ngộ.”
Tại tuổi đó, có lẽ rất ít người trên thế giới đã bao giờ nghĩ về từ ‘chứng ngộ’.
“Điều đó ngụ ý gì?” Địa tạng hỏi.
“Tôi không biết,” Pháp Nhãn nói.
Sự thuần khiết này và hồn nhiên này và việc phơi bày này… “Tôi không biết. Tôi thậm chí không biết tại sao tôi đang cố tìm cái gì đó mà tôi thậm chí không thể nói được một lời. Và tôi đang lang thang từ thầy này sang thầy khác – tôi không biết.”
“Không biết là điều sâu sắc nhất,” Địa Tạng nói.
Một phát biểu vô cùng:
Không biết là điều sâu sắc nhất.
Mọi tri thức đều là xa xôi với bạn. Chỉ hồn nhiên là ở chính trung tâm của bản thể bạn. Nó là sâu sắc nhất.
Phát biểu này của Pháp Nhãn, “Tôi không biết,” là cực kì có giá trị trong Thiền. Nó không ngụ ý rằng ông ấy là dốt nát, nó đơn giản ngụ ý ông ấy nhận biết hoàn hảo rằng ông ấy vẫn không ở trung tâm bản thể ông ấy. Mọi điều ông ấy biết đều không đáng nhắc tới.
Socrates đạt tới cùng phát biểu này ở độ tuổi bẩy mươi: “Tôi không biết.” Pháp Nhãn, tại tuổi của ông ấy, có cùng thiên tài, không là thứ bình thường. Ngay cả người với phẩm chất của Socrates đã nhận ra điều đó ở mãi cuối đời mình – rằng ông ấy không biết gì, và mọi thứ ông ấy biết đều vô tích sự.
Ông ấy biết về mọi thứ, cả nghìn lẻ một thứ, nhưng ông ấy không biết về bản thân ông ấy. Chết sẽ lấy đi mọi tri thức đó và sẽ bỏ ông ấy một mình. Và ông ấy đã không thử, trong cả đời ông ấy, để biết rằng sự một mình sẽ được bỏ lại chung cuộc trong tay ông ấy. Điều đó đáng ra phải là mối quan tâm đầu tiên của ông ấy, vì chết có thể tới bất kì khoảnh khắc nào.
Tại khoảnh khắc cuối cùng của mình ông ấy đã nhận ra. Mặc dầu ông ấy đã nổi tiếng là một thầy giáo lớn… ông ấy đã là một thầy giáo lớn; vì việc dạy của mình ông ấy đã bị đầu độc. Nhưng trong con mắt của Thiền, tri thức của ông ấy và logic của ông ấy chỉ là vô dụng. Họ đã đầu độc ông ấy một cách không cần thiết – một người hồn nhiên không biết tới bản thân mình, người còn chưa về nhà, người đã từng vẩn vơ trong lời, ngôn ngữ, văn phạm, triết lí.
Pháp Nhãn chắc chắn là đỉnh cao Himalaya trong tâm thức. Khi có liên quan tới tuổi ông ấy chỉ là đứa trẻ, nhưng tuổi tinh thần của ông ấy là quãng của Socrates – bẩy mươi. Ông ấy nói, rất hồn nhiên, “Tôi không biết.”
Và cần một người như Địa Tạng, một thầy lớn, để hiểu phát biểu như vậy. Bằng không bạn sẽ nghĩ, “Cái gì có đó trong nó? Ông ấy đơn giản dốt.”
Nhưng Địa Tạng có thể thấy trong mắt của Pháp Nhãn rằng phát biểu của ông ấy, “Tôi không biết,” không phải là cách diễn đạt của dốt nát, mà là cách diễn đạt của nhận biết mênh mông: Tôi không biết.
Đó là lí do tại sao Địa Tạng nói, “Không biết, vào độ tuổi này… Đó là điều sâu sắc nhất trên thế giới.” Vì nó mở ra cánh cửa của ngạc nhiên và cánh cửa của điều bí ẩn. Ngày bạn bỏ mọi tri thức, bạn trở nên không bị nặng gánh. Bạn có thể bay, bạn mất mọi trọng lượng.
Mọi tôn giáo đều dạy các học thuyết; Thiền đơn giản chỉ tới người đang ẩn bên trong bạn. Không có kinh sách khác và không có Thượng đế khác và không có cái gì khác để học. Đầu tiên hiện hữu và thăm dò tâm thức bên trong của bạn, và bạn sẽ thấy mọi kho báu mà ngay cả Alexander Đại Đế cũng không thể tìm thấy bằng việc chinh phục thế giới.
Chinh phục bản thân bạn đi.
Và trong việc chinh phục bản thân bạn là thắng lợi vĩ đại nhất, kinh nghiệm quí giá nhất, vì bây giờ bạn biết cái vĩnh hằng của bạn, cái vô thuỷ. Bây giờ bạn biết chết là dối trá, nó không bao giờ xảy ra. Chỉ tâm thức chuyển từ nhà này sang nhà khác. Nó là việc đổi nhà, nhưng người thay đổi nhà là vô hình.
Địa Tạng yêu cậu bé này khi cậu ta nói, “Tôi không biết.”
Hai người ngồi cùng nhau bên đống lửa, nói về một luận Phật giáo, và khi họ đi tới câu nói, “Trời và ta là cùng một rễ,” Địa Tạng hỏi, “Núi và sông và đất lớn khác ta hay là một?”
Shinzan, người ở cùng với họ, đáp, “Là một.”
Trong cốt lõi bên trong nhất của chúng ta, chúng ta được nối với mọi ngôi sao. Nó là một toàn thể hữu cơ, toàn thể sự tồn tại này; chúng ta chỉ là những giọt sương trong đại dương bao la này.
Địa Tạng giơ hai ngón tay lên… Một thiên tài lớn, cậu bé Pháp Nhãn này. Địa Tạng đã nhận ra việc tìm kiếm của cậu ta và sự đích thực của cậu ta. Ông ấy giơ hai ngón tay lên, và, vừa nhìn họ một cách nghiêm chỉnh, nói đã có hai và thế rồi đi ra.
Trời bây giờ đã tạnh mưa, và Địa Tạng tiễn Pháp Nhãn và Shinzan tới cổng. Trên đường, trong vườn có một tảng đá, và vừa trỏ vào nó, Địa Tạng hỏi câu hỏi: “Thượng toạ nói rằng ba cõi duy tâm, vạn pháp duy thức, vậy hãy nói thử xem phiến đá trước sân kia là trong tâm hay ngoài tâm?”
Pháp Nhãn trả lời, “Trong tâm.”
Địa Tạng nói, “Người hành cước sao lại đặt phiến đá vào tâm?”
Tại sao mang tải vậy?
Pháp Nhãn lúng túng và không thể trả lời được, cho nên ông ấy ném hành lí và xin y chỉ Địa Tạng để cầu dứt trừ nghi hoặc vấn đề này.
Ông ấy dừng đi ra ngoài. Ông ấy bỏ túi hành lí xuống và ông ấy nói, “Thầy phải giúp tôi giải quyết vấn đề này: tảng đá ở ngoài tâm trí hay ở trong tâm trí?”
Hơn một tháng sau, Pháp Nhãn đến nói đạo lí, trình kiến giải, nhưng Địa Tạng nói, “Phật pháp không triết lí.”
Đã từng có các triết gia nói rằng tảng đá tồn tại chỉ bên trong bạn: cái bạn thấy bên ngoài chỉ là phóng chiếu, cũng như bạn thấy việc chiếu phim trên màn ảnh. Không có gì bên ngoài, bạn đang phóng chiếu mọi thứ. Các triết gia này – ở Ấn Độ, Adi Shankaracharya; ở Anh, Bradley… và Bosanquet, và có nhiều người khác ở các nước khác – đang cố nói rằng bên ngoài chỉ là mơ. Nó là phóng chiếu của bạn, nó không thực có đó. Nó là tưởng tượng của bạn, nó là ảo vọng, chỉ là ảo giác, ảo ảnh.
Trong sa mạc bạn thấy ảo ảnh, xa xa một vũng nước nhỏ, nhưng khi bạn lại gần hơn nước biến mất. Không có nước; nó chỉ là các tia sáng mặt trởi được phản xạ trở lại từ sa mạc. Vì phản xạ của chúng và sự rung rinh, từ nơi xa chúng tạo ra ảo vọng về nước, dường như sóng nước có đó. Thậm chí có cả cây, nó được phản xạ trong những tia sáng mặt trời rung rinh. Điều đó trở thành bằng chứng tuyệt đối: cây được phản xạ trong nước; nó không thể được phản xạ trong cát. Nhưng khi bạn lại gần, cây đang đứng một mình. Điều bạn đã thấy là không thực.
Đó là quan điểm của những triết gia này, những mayavadins, người ảo tưởng.
Địa Tạng trở nên rất quan tâm tới Pháp Nhãn và sau một tháng ông ấy hỏi Pháp Nhãn – Pháp Nhãn đã học cùng ông ấy – quan điểm của Pháp Nhãn là gì. Bất kì cái gì cậu bé này phải đã hiểu, cậu nói.
Địa Tạng nói, “Nhớ, Phật giáo không là triết lí. Ông phải hiểu rõ ràng: đây không phải là trường phái triết lí; ông không ở đây để truy vấn một cách trí tuệ cái gì là đúng và cái gì là sai. Ông ở đây để trải nghiệm tâm thức ông là gì, rễ của ông ở đâu. Đây không phải là trường phái triết lí, đây là tồn tại thuần khiết.”…
Nhưng không phải là chủ nghĩa hiện sinh đang thịnh hành ở phương Tây, vì chủ nghĩa hiện sinh đó lại trở thành trí tuệ. Thiền đã từng tranh đấu chống lại trí tuệ, chống lại tâm trí, và đẩy tâm trí sang bên để cho có thể thấy trực tiếp không có suy nghĩ.
Suy nghĩ tạo ra gợn sóng, bóp méo mọi thứ. Khoảnh khắc bạn có thể thấy mà không nghĩ, chân lí được khải lộ trong cái đẹp mênh mông của nó. Đầu tiên nó được khải lộ bên trong, và thế rồi bạn có thể bắt đầu trải nghiệm nó lan toản khắp vũ trụ. Thế thì trong mọi đoá hoa nó là bạn; thế thì trong mọi ngôi sao, dù xa thế nào, nó là bạn.
Việc giơ hai ngón tay của Địa Tạng không phải là cùng điều như hai ngón tay của Winston Churchill! Winston Churchill ngụ ý bởi hai ngón tay của ông ấy là “chiến thắng.” Ông ấy làm ra dấu hiệu chữ “V”. Địa Tạng đang nói cái gì đó khác, khác toàn bộ. Ông ấy nói, “Mặc dầu hai ngón tay này có vẻ là hai, chúng được nối sâu trong tính một. Hai ngón tay này không phải là hai, năm ngón tay này không phải là năm; sâu bên dưới chúng được nối trong tính một.”
Thế rồi Pháp Nhãn nói, “Giờ tôi hiểu ra vấn đề về tránh mọi lời và từ bỏ mọi triết lí.”
Địa Tạng nói, “Nếu bây giờ ông luận Phật pháp thì tất cả tự nhiên hiện bày ngay trước mắt.” Không lời, không triết lí.
Tại điểm này, Pháp Nhãn đại ngộ.
Không cái gì được nói.
Không cái gì có thể được nói. Ông ấy tuyệt đối im lặng. Hai thứ đã nối lại, và phép màu đã xảy ra.
Thứ nhất ông ấy là hồn nhiên, và ông ấy đã nhận biết về hồn nhiên của mình. Thứ hai, ông ấy đi vào triết lí nhưng khi Địa Tạng bảo ông ấy Phật giáo không phải là triết lí, nó là kinh nghiệm thực tại, việc thực tại hoá… Ông ấy phải đã là một đứa trẻ rất hiếm hoi nói, “Nếu Phật giáo không phải là triết lí, tôi loại bỏ mọi triết lí, mọi lời. Tôi vẫn còn một mình trong dốt nát.”
Địa Tạng nói, “Điều đó là tốt. Nếu bây giờ ông luận về Phật pháp thì tất cả tự nhiên hiện bày ngay trước mắt.”
Nhưng làm sao nói bất kì cái gì khi bạn đã loại bỏ lời, bạn đã loại bỏ triết lí, bạn đã loại bỏ bản thân tâm trí? Bây giờ bạn thậm chí không thể nói “Tôi không biết,” vì điều đó nữa là đang dùng lời.
Địa Tạng vẫn còn hoàn toàn im lặng. Trong im lặng đó, Pháp Nhãn đại ngộ.
Không lời, không tâm trí, và bạn ở trong.
Không lời, không tâm trí, và bạn đã nhận ra cội nguồn tối thượng của bản thể bạn. Và một khi được hoàn thành, bạn không thể mất nó. Một khi trở nên nhận biết về nó, nó còn lại với bạn hai mươi bốn giờ – trong sống, trong chết, chỉ là dòng chảy ngầm của tâm thức rung động và nhảy múa. Đó là thực tại của bạn và đó là thực tại của toàn thể sự tồn tại. Những con sóng khác nhau, các nhịp sóng khác nhau, nhưng mọi thứ chỉ là rung động của tâm thức.
~
Từ “Thiền: Chim đơn độc, chim cu cu của rừng”, Ch.9