Hội tụ vào thở ra và là một với việc thở

Phần thứ hai của hệ thống tu luyện thở là: Hội tụ tâm trí bạn vào hơi thở ra và không chú ý tới hơi thở vào chút nào. Cố gắng và làm rỗng hơi thở của bạn nhiều nhất có thể được nhưng không làm nỗ lực phụ để thở vào. Thật nhiều hơi thở đi vào bởi bản thân nó là đủ. Điều này có kết quả kì diệu. Tất cả chúng ta đều rất háo hức thở vào, nhưng không có quan tâm tới hơi thở ra. Nếu bạn quan sát bản thân bạn, bạn sẽ thấy rằng nhấn mạnh của bạn là vào hơi thở vào chứ không vào hơi thở ra.

Nếu bạn điều tra thêm, bạn sẽ thấy rằng suốt cuộc đời chúng ta có xu hướng lấy và không bao giờ cho. Người làm nỗ lực kéo dài để thở ra đầy đủ, và không can thiệp vào tiến trình tự nhiên của hơi thở vào, phát triển phẩm chất sâu sắc của việc cho từ thiện và ham muốn của người đó để nhận sẽ dần biến mất. Bằng việc quan sát hơi thở của một người, bạn có thể thấy liệu người đó có nhận nhiều vui thích trong việc cho hay nhận. Bạn không thể thoát được việc thở.

Người keo kiệt không nhận vui thích trong việc buông bỏ hơi thở của mình; người đó chỉ nhận vui thích trong việc lấy nó vào. Các nhà tâm lí nói rằng không phải chỉ một mình tiền mà người keo kiệt không thể buông bỏ được trong cuộc sống mà mọi thứ khác cũng không buông bỏ được. Người đó sống trong một loại trạng thái táo bón suốt đời mình. Chín mươi chín phần trăm của nguyên nhân táo bón là tính keo kiệt của tâm trí. Người keo kiệt ham muốn giữ mọi thứ cho bản thân người đó cho nên người đó thậm chí không thể để lòng mình trống rỗng. Người đó thậm chí còn cố dừng hơi thở ra của mình. Người đó hăm hở lấy rất nhiều và sợ cho. Nhưng luật của sự sống là ở chỗ bạn càng cho nhiều, bạn sẽ càng đạt tới nhiều hơn. Nếu bạn hà tiện trong việc cho ra hơi thở của bạn, bạn sẽ không đạt tới cái gì. Làm sao bạn có thể làm được? Bạn sẽ chỉ thành công trong việc thu thập khí hôi hám bên trong, các bô nic. Có quãng sáu nghìn túi khí trong phổi chúng ta. Chúng ta chỉ dùng quãng một nghìn năm trăm tới hai nghìn túi trong chúng. Hai nghìn túi khí bao giờ cũng đầy với các bô nic. Chúng ta không bao giờ làm rỗng các túi này. Do vậy chúng ta thu thập rác bẩn bên trong chúng ta và sống đơn thuần trên bề mặt.

Hệ thống tu luyện Đạo tin rằng hơi thở phải được tống ra nhiều nhất có thể và chúng ta phải bỏ qua hơi thở vào vì nó xảy ra bởi bản thân nó. Lượng hơi thở tống ra càng lớn, phẩm chất của khí tươi sẽ đi vào càng lớn.

Việc nhấn mạnh này vào tống ra là để làm tăng khả năng cho trong cuộc sống của bạn. Mọi giận, tham, ghen bên trong chúng ta, đều là vì sự kiện rằng chúng ta muốn lấy nhưng chúng ta không muốn cho. Mọi phức tạp và dính líu trong các kiếp của chúng ta đều tới từ sự kiện này rằng chúng ta tham để lấy và không có ao ước để cho. Nhưng người không thể cho chẳng nhận được gì, và người cho, nhận lại cả nghìn lần hơn. Điều khác: nếu chúng ta cho sắt, chúng ta nhận được vàng trả lại. Thở ra các bô nic và rót đầy bản thân bạn bằng ô xi cho sự sống. Đây là kinh sách của toàn thể cuộc đời của chúng ta.

Lời kinh thứ hai của Lão Tử là: Bao giờ cũng tống hơi thở ra, quên việc nhận nó vào. Bạn chỉ phải làm rỗng bản thân bạn và để lại không gian rỗng. Nó sẽ được chất đầy bởi bản thân nó. Nếu nhấn mạnh của bạn không vào thở vào chút nào, tâm trí trở nên tuyệt đối bình thản và thảnh thơi. Vì trong việc lấy vào hơi thở có căng thẳng, có bạo hành; trong khi để hơi thở ra, chỉ có cảm giác làm nhẹ gánh nặng của bạn. Chất đầy là gánh nặng. Làm rỗng là trở thành không nặng gánh, vì nó làm giảm tải trọng. Cho nên lời kinh thứ hai là: đặt mọi nỗ lực của bạn vào thở ra hơi thở và không lo nghĩ về việc lấy hơi thở vào.

Bây giờ, lời kinh thứ ba là gì? Lời kinh thứ nhất là làm cho rốn thành chỗ của hơi thở. Lời kinh thứ hai là tập trung vào việc thở ra. Lời kinh thứ ba là: Là một với quá trình thở và không nghĩ về nó đang xảy ra tách rời khỏi bạn. Khi hơi thở đi ra, cảm thấy ‘Mình đang đi ra’; khi hơi thở đi vào, cảm thấy ‘Mình đang đi vào’. Là một với hơi thở sự sống.

Chúng ta cảm thấy rằng hơi thở đã đi ra khỏi chúng ta và hơi thở đã đi vào bên trong chúng ta. Lão Tử nói điều đối lập. Ông ấy nói, “Ta đi ra cùng hơi thở; ta đi vào cùng hơi thở. Chính ta đang ở trong và ta đang ở ngoài. Cùng hơi thở, ta đi vào thân thể; và cùng hơi thở ta đi ra và hội nhập trong thân thể bao la của vũ trụ.” Việc lặp lại thường xuyên này phải được thực hành khi chúng ta ngồi hay đứng hay bước đi hay ngủ, rằng tôi đi vào và đi ra thân thể tôi cùng với mọi hơi thở. Chỉ thế thì bất nhị được trải nghiệm. Nếu ba bước này được tiến hành với sự chăm chú nhất và do vậy, nếu người ta nâng hơi thở sống của mình lên sự tập trung vào một điểm tới điểm cao nhất của sự linh hoạt, người đó trở thành mềm mại như đứa trẻ. Sự mềm mại này càng ít, người này càng chết nhiều hơn. Trở thành cứng là đứng ở cổng chết và vẫn còn mềm mại là đứng ở cổng sống. Cho nên mềm mại đi, như chiếc nụ mới hình thành! Nó có vẻ yếu ớt, nhưng trong bản thân nó là sức mạnh của nó. Người già có thể có vẻ mạnh mẽ, nhưng người đó không mạnh hơn đứa trẻ. Chết đang kéo tới gần mãi mãi và người càng cứng nhắc người đó càng gần tới chết. Đứa trẻ có vẻ rất mong manh nhưng trong sự mong manh của nó có sức mạnh của nó. Sự tồn tại phải lớn lên trong nó và lan rộng.

Sự linh hoạt này là không thể được nếu không có thực nghiệm này trong việc thở. Nhưng nếu điều này được mang tới cùng hơi thở, có thể dễ dàng mang tới trong mọi mặt của sự sống. Hơi thở của bạn ảnh hưởng tới nhân cách của bạn trong mọi chiều hướng; nó là chiếc gương đầy đủ của bạn. Điều bạn làm với hơi thở của bạn là chỉ dẫn về điều bạn làm với bản thân bạn; nó chỉ ra bạn thuộc loại người nào. Khi bất kì ai tới Lão Tử để học hệ thống tu luyện, ông ấy sẽ bảo người này ở cùng ông ấy một thời gian để cho anh ta có thể quan sát việc thở của anh ta. Nếu người tìm kiếm tình cờ là người trí thức, người đã tới để hấp thu brahma-jnana (tri thức tối thượng), người đó sẽ bị phân vân. Trong bẩy ngày, Lão Tử sẽ quan sát mọi cử động của người mới tới và xem trạng thái việc thở của anh ta. Chỉ khi ông ấy đã hiểu trạng thái việc thở của anh ta một cách đầy đủ, ông ấy sẽ cho anh ta bất kì chỉ dẫn nào. Toàn thể hệ thống tu luyện của ông ấy có thể được xác định đầy đủ bằng phương pháp thở này.

Bạn phải đã nghe tới từ Nhật Bản ‘harakiri’. Nó nói chung được hiểu ngụ ý tự tử. Nhưng trong tiếng Nhật Bản, nó ngụ ý nhiều hơn nhiều. Hara nghĩa là trung tâm – trung tâm tối cao từ đó sự sống được sinh ra. Người đâm vào bản thân mình ở trung tâm này được coi là đã thực hành harakiri. Nhưng không phải mọi người có thể thực hành được harakiri vì để làm điều này, trước hết phải nhận ra hara. Chúng ta đã nói trước đây về đan điền. Nếu bạn bắt đầu thở từ rốn, dần dần bạn sẽ đi tới cảm thấy một chỗ, khoảng 6 cm dưới rốn. Đó là trung tâm này. Khi điều trở thành rõ ràng cho bạn rằng trung tâm này cháy như ngọn lửa của chiếc đèn bên trong bạn, thế thì nó được gọi là hara. Với người như vậy, người có trung tâm hara cháy như ngọn lửa, không có chết. Harakiri ngụ ý tách rời trung tâm này khỏi thân thể. Thế thì ngọn lửa của hara hội nhập với ngọn lửa vĩnh hằng.

Trung tâm hara này của người đó không ở bên trong trí tuệ, không ở trong tim. Nó ở gần rốn. Đây là lí do tại sao đứa trẻ trong bụng mẹ không được nối với người mẹ qua tim hay qua đầu mà qua rốn. Chính phép màu là đứa trẻ không thở trong bụng người mẹ mà tim nó cũng không đập và vậy mà nó được giữ sống động bởi dây rốn nối nó với nhau. Điều này rõ ràng chỉ ra rằng cả nhịp tim lẫn hơi thở là bản chất cho sự sống, nhưng không thể nào là sống động mà không có rốn. Do đó điều đầu tiên chúng ta làm khi đứa trẻ được sinh ra là cắt dây rốn. Chừng nào điều này chưa được làm, đứa trẻ không bắt đầu thở. Bây giờ đứa bé ở trên ngưỡng sống riêng của nó.

Chúng ta có thể hiểu điều đó theo cách này. Hệt như sợi dây từ rốn nối chúng ta với người mẹ, sợi dây khác từ cùng chỗ đó nối chúng ta với Thượng đế, với sự tồn tại. Điểm kết nối của sợi dây nối chúng ta với sự tồn tại, được gọi là hara. Đạo nói: “Người đạt tới trung tâm này trở nên mềm mại như đoá hoa, như ngôi sao trên trời, như bé mới sinh. Mắt nó linh động và hồn nhiên như mắt con vật.”

 

Từ “Con đường Đạo”, T.3, Ch.2 Hiệp thân hồn, Đạo vĩnh hằng và luyện hơi thở sống

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Notice: ob_end_flush(): failed to send buffer of zlib output compression (0) in /home/nhoshn0t/public_html/wp-includes/functions.php on line 5471