Sinh đó, nuôi đó, sinh mà không chiếm cho mình

Mọi thứ tinh tế trong sự tồn tại là không thấy được. Mọi thứ là thấy được tương ứng với tính thô của chúng. Cái mà thấy được là ở bề mặt; cái mà không thấy được là sâu lắng và sâu sắc. Do đó, những người khởi hành đi tìm Thượng đế phạm phải một lỗi nền tảng. Chính lời “Ishwara” dành cho Thượng đế là không liên quan và ngớ ngẩn. Cái mà có thể được thấy thì không là Ishwara; cái mà được thấy, do bởi chính sự kiện rằng nó có thể được thấy, không là Thượng đế. Cái mà mắt thấy là vật chất, cái mà tay cảm là vật chất, và cái mà tâm trí biết – cái đó nữa cũng là vật chất.

Thực tại, bất kì cái gì chúng ta biết đều phát triển biên giới, hình thể, cấu trúc. Cái mà mãi mãi vẫn còn bên ngoài mọi việc biết của chúng ta, cái mà chúng ta không bao giờ có thể chạm tới hay không bao giờ thấy, không thành vấn đề chúng ta muốn bao nhiêu – và vậy mà sự tồn tại của nó chúng ta không thể phủ nhận được – cái đó là Thượng đế (Paramatman).

Có ba loại. Một là thế giới thấy được bao gồm mọi thứ chúng ta thấy và thứ ghi vào giác quan của chúng ta. Là thấy được có nghĩa là hiển nhiên trước mắt chúng ta. Chỉ cái đó chúng ta coi là thực và đích thực. Cái mà chúng ta không thể nhìn thấy, không thể chạm vào, điều tự nhiên duy nhất là tâm trí chúng sẽ phủ nhận sự tồn tại của nó. Đây là loại thứ hai.

Nếu như chỉ có hai loại này của sự tồn tại, thế thì Thượng đế chắc không có chỗ trong thế giới, atman chắc không thể hiện hữu và tôn giáo chắc sẽ là vô dụng. Thế thì yêu chắc cũng là không thể được và mọi lời cầu nguyện chắc là giả. Nhưng có loại thứ ba. Chúng ta đã nói về hai loại đầu: loại thứ nhất là thế giới thấy được mà chúng ta có thể thấy, chạm và cảm bằng các giác quan của chúng ta; và loại thứ hai là thế giới không thấy được điều chúng ta không thể trải nghiệm bằng giác quan của chúng ta – chúng ta không thể thấy, cũng không thể chạm vào nó, cũng không hiểu nó. Bây giờ có phân loại thứ ba về sự tồn tại mà chúng ta cũng không thể thấy, không thể chạm, không thể hiểu, và vậy mà có sự tồn tại mà chúng ta không thể phủ nhận. Loại thứ ba này là bản thân Thượng đế. Lão Tử nói tới nó là Đạo. Đạo có nghĩa là tôn giáo, Đạo có nghĩa là luật, Đạo có nghĩa là qui tắc tối cao, thực tại tối thượng. Loại thứ ba này Lão Tử nói tới là Đạo. Dù chúng ta nói Ishwara hay atman hay chân lí, điều đó không tạo ra khác biệt vì mọi cái tên đều do người đặt cho.

Phật đã nói tới loại này là niết bàn, rỗng. Những người thiếu hiểu biết diễn giải phát biểu của ông ấy có nghĩa rằng Phật phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế. Nếu đó là điều Phật ngụ ý, chắc đã không có nhu cầu cho ông ấy nói tới nó là shunya (hư không). Phật đã không phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế, nhưng ông ấy nói tới Ngài như hư không.

Tại sao Phật đã chọn từ này để mô tả thực tại tối thượng? Vì cả hai khía cạnh của sự tồn tại đều được chứa trong hư không. Hư không hiện hữu, và cũng vô hiện hữu. Nó tồn tại dường như nó không tồn tại. Sự hiện diện của nó không phải là hiện diện. Nó không tồn tại trong hình thể thô, và do đó những người cố hiểu thấu nó theo cách thô thì không bao giờ đạt tới nó. Những người nỗ lực biết nó theo cùng cách như họ biết các đối thể khác không bao giờ có thể biết nó. Chúng ta phải thay đổi chính phương pháp biết của chúng ta.

Chúng ta hãy cố hiểu điều này. Tôi nói rằng có yêu dành cho bạn trong tim tôi. Nhưng bạn không thể hiểu được yêu của tôi bằng việc giải phẫu tim tôi. Nếu bạn thử, bạn sẽ đi tới kết luận rằng tôi đã nói dối vì bạn sẽ không tìm thấy yêu ở đâu bên trong tôi. Yêu không phải là vật chất mà có thể được xem xét trong phòng thí nghiệm. Điều nhà khoa học sẽ tìm thấy sẽ là các thứ mà yêu có thể không có tri thức về nó. Ông ấy sẽ bắt gặp đa dạng cơ quan của thân thể, thịt, xương và ngay cả tim, nhưng ông ấy không thể chỉ ra bất kì chỗ nào và nói, “Đây là yêu.” Thế thì nhà khoa học nhất định tuyên bố rằng chẳng có gì giống như yêu. Thế thì chỉ hai điều là có thể: hoặc người này chủ định nói dối hoặc người này ở dưới ảo tưởng.

Nhưng nếu nhà khoa học được hỏi, “Cứ cho là người này đang dưới ảo tưởng nào đó đi, ông có khả năng định vị ảo tưởng này bên trong người này không?” ông ấy không có câu trả lời cho điều này. Ông ấy không thể tìm ra ảo tưởng ở bất kì đâu trên bàn của ông ấy. Hay, nếu người này mà nói dối, lời nói dối phải ẩn đâu đó bên trong người này.

Thực tại, nhà khoa học sẽ nói rằng người này, người đã nói anh ta đang trong yêu, là không có đó chút nào, vì anh ta không thể tìm ra ở bất kì chỗ nào bên trong thân thể. Điều tới trong việc hiểu thấu của chúng ta là không thể nào nói ra được. Nhưng nhà khoa học này sẽ không nói vì bản thân ông ta có thể nói.

Cho nên chúng ta sẽ phải nói rằng yêu tồn tại, nhưng không như một đối thể. Nó có chiều hướng khác của sự tồn tại. Yêu tồn tại, nhưng không giống vật chất. Và nhớ, yêu càng không thấy được, nó càng sâu. Nó càng được diễn đạt, nó càng trở thành cơ sở hơn. Khi ai đó tuyên bố về yêu của mình, anh ta hạ thấp giá trị của nó, vì ngay cả chừng nấy thôi đã mang yêu vào trong việc nắm giữ của các giác quan. Nếu không cái gì khác, tai nghe tuyên bố này.

Do đó, người như Phật sẽ không bao giờ nói với bất kì ai rằng ông ấy yêu người này. Nói điều đó là phá huỷ yêu. Nếu yêu có đó, không có nhu cầu diễn đạt nó cho dù nói chừng này. Nếu yêu hiện hữu, nó sẽ được trải nghiệm. Nếu nó không thể được trải nghiệm mà không có diễn đạt, không có cách nào để trải nghiệm nó.

Bạn đã bao giờ trải nghiệm yêu mà không bao giờ được nói ra, mà không bao giờ được diễn đạt; nơi người yêu không bao giờ chạm tay bạn hay ôm lấy bạn, nơi người yêu không làm nỗ lực nào để làm lộ ra yêu của người đó không? Và vậy mà bạn đã cảm thấy dường như bạn đã được làm cho tỉnh táo bởi nước sông Hằng, hay bạn cảm thấy đột nhiên hoa dường như mưa xuống bạn và âm nhạc xa xăm nào đó từ góc không biết nào đó bắt đầu chơi bên trong bạn. Không ngón tay nào chạm vào sợi dây đàn veena, và vậy mà âm nhạc dịu ngọt làm mê hoặc chính con người bạn. Không ai ở gần, và vậy mà ai đó dường như đã đi sâu vào bên trong, tới chính cốt lõi của con người bạn. Nếu bạn đã trải nghiệm yêu như vậy, sẽ dễ dàng cho bạn hiểu điều Lão Tử nói, vì bản chất của Thượng đế là giống như yêu.

Không may chúng ta không biết yêu. Và người không biết yêu không bao giờ có thể biết Thượng đế, vì yêu là cách thức của quyền năng tối cao.

Lời kinh thứ nhất của Lão Tử là: “Sinh đó, nuôi đó, sinh mà không chiếm cho mình.” Thượng đế cho sinh ra mọi thứ và nuôi dưỡng mọi thứ nữa. Và vậy mà Ngài không chiếm cho mình. Ý thức của con người đã nâng tay của con người lên cõi trời vô hạn lần, con người đã cúi lạy trong tôn kính và tôn thờ Ngài, hồn của con người đã khóc với Ngài, đã tuyên bố đức tin vào Ngài, thậm chí đã trải nghiệm sự hiện diện của Ngài, nhưng chưa bao giờ có bất kì đáp ứng nào cho việc thốt ra của con người. Con người đã gọi bản thân mình là con trai của Thượng đế. Con người hoan nghênh Thượng đế như đấng sáng tạo của mình, người gìn giữ của mình, nhưng Thượng đế không bao giờ xác nhận. Ngài không bao giờ nói, “Ta là đấng sáng tạo của ngươi, kẻ gìn giữ của ngươi.” Hiện hữu của ngài là im lặng, không tuyên bố.

Hiểu điều này một chút. Người làm ra lời tuyên bố, bởi chính hành động của mình tước đi các quyền của mình. Nếu bố phải bảo con trai mình rằng anh ta là bố, nếu người yêu phải làm cho người yêu của mình biết rằng anh ta là người yêu, nếu thầy phải công bố với các đệ tử của ông ta rằng ông ta là thầy, tính chính cống bị phá huỷ. Ngày thầy đòi hỏi kính trọng từ đệ tử của mình, ông ta phải biết rằng tính thầy của ông ta hoặc là mất hoặc là không tồn tại. Điều đó cần được tuyên bố. Người được kính trọng bằng tính tự phát theo bản năng là thầy. Người phải làm cho mọi người biết tính thầy của mình, biết cho rõ, bên trong bản thân người đó, rằng người đó không là thầy.

Khi tôi còn ở trong đại học, một câu hỏi đã được hỏi trong một cuộc hội nghị: “Tại sao sinh viên ngày nay không kính trọng thầy mình?” Tôi đã đáp, “Thầy ở đâu?” Thầy ngụ ý người thường xuyên được kính trọng, người không thể là gì ngoài việc được kính trọng. Thầy không đòi hỏi kính trọng; thay vì thế, kính trọng chảy tới thầy như nước sông chảy ra biển. Nếu biển hỏi tại sao sông không chảy vào nó, chúng ta sẽ phải thông báo cho biển rằng điều đó là dưới ảo tưởng và rằng nó không gì nhiều hơn cái ao hay cái hồ. Chính nghĩa của đại dương là ở chỗ sông chảy vào trong nó; ở chỗ mà sông không có tuỳ chọn nào khác ngoài việc chảy hướng tới nó. Sông tồn tại chỉ để chảy vào trong biển. Nếu nó không chảy vào biển nó không thể là sông. Đại dương không phải thu hút sự chú ý của sông về bản thân nó. Sự hiện hữu của nó là đủ.

Kính trọng và tôn kính chảy tới thầy: yêu chảy tới yêu. Nhưng nếu lời tuyên bố được tìm kiếm, điều đó chứng tỏ người tuyên bố vắng bóng.

Điều này có thể dường như nghịch lí, nhưng nó là vậy. Bất kì khi nào bạn tuyên bố bạn yêu, tìm bên trong đi. Bạn thậm chí sẽ không thấy dấu vết của yêu, vì yêu đủ là tuyên bố lên bản thân nó. Chính sự hiện hữu của nó là đủ để chứng minh nó. Mọi lời tuyên bố khác là những phát ngôn bất lực về điều không có bên trong. Thượng đế không tuyên bố, vì Thượng đế là người tuyên bố.

Đã có một người vô thần ở phương Tây có tên là Diderot. Trong một trong những cuộc họp của ông ấy, ông ấy đã giơ lên chiếc đồng hồ đeo tay của mình và nói, “Nếu Thượng đế hiện hữu, để ngài cho tôi một bằng chứng nhỏ về sự tồn tại của ngài. Để Ngài dừng việc tích tắc của chiếc đồng hồ của tôi ngay bây giờ. Các ông nói Thượng đế là đấng sáng tạo và đấng huỷ diệt thế giới này. Để ngài dừng chiếc đồng hồ người làm này và chứng minh sự hiện diện của Ngài. Thế thì tôi hứa tôn thờ Ngài mãi mãi.” Mọi người hữu thần đã hiện diện trong đám đông nhìn lên trời và bắt đầu cầu nguyện, “Hỡi Thượng đế, với ân huệ của ngài, người què có thể trèo lên núi, người mù bắt đầu thấy, người chết quay trở về cuộc sống! Ngài còn không thể làm được cái gì? Và đây là chuyện vụn vặt. Dừng đồng hồ này lại và chứng tỏ bản thân ngài cho những người không theo đạo!” Nhưng đồng hồ không dừng lại.

Diderot thắng, không phải vì chủ nghĩa vô thần của ông ấy là đúng mà bởi vì chủ nghĩa hữu thần của người hữu thần là không đúng. Họ đã dỗ dành Thượng đế đi vào ganh đua với Diderot. Họ đã thúc giục Ngài đừng đánh mất cơ hội này để chứng minh bản thân ngài. Tuy nhiên nếu Diderot mà thực sự trí huệ, hay nếu những người hữu thần thực sự trí huệ, họ chắc đã hiểu.

Việc cảm của tôi là ở chỗ nếu Thượng đế cũng đã đi vào trong ganh đua ngày đó, Ngài chắc đã trở thành không đích thực mãi mãi. Giá mà đồng hồ dừng lại, để chứng minh sự đích thực của Ngài, đích thân Thượng đế chắc đã làm giảm giá trị bản thân ngài. Thực tại, những lời tuyên bố bao giờ cũng nảy sinh từ cái thấp, cái kém. Nếu Thượng đế mà không thể dửng dưng với một người Diderot, Ngài chắc đã đánh mất mọi tuyên bố về tính Thượng đế.

Diderot đi về nhà hân hoan trong thắng lợi của mình. Cả cuộc đời mình ông ấy vẫn còn được thuyết phục hoàn hảo về việc hiểu của ông ấy vì nếu Thượng đế thậm chí không thể cho một chỉ dẫn chút xíu thế về sự tồn tại của Ngài, làm sao Ngài có thể tồn tại?

Chúng ta cần bằng chứng để chứng minh sự tồn tại của bất kì cái gì. Thực tại, cái đang hiện hữu không cần và không cho bằng chứng. Chúng ta tìm bằng chứng chỉ khi chúng ta hoài nghi sự đích thực của một thứ. Những người đã từng là người tin lớn nhất vào Thượng đế, đã không bao giờ băn khoăn để chứng minh sự tồn tại của Ngài. Những người đã cho các bằng chứng về sự tồn tại của Ngài đã không phải là người hữu thần. Những người đã làm sự tồn tại của Thượng đế thành qui tắc tam đoạn luận cho luận cứ của họ và cho các tính toán logic dài dòng không thể là người hữu thần. Những người cố thuyết phục bản thân họ với những bằng chứng về sự tồn tại của Ngài cũng là người vô thần. Nếu bất kì bằng chứng nào hoá ra là sai, Thượng đế của họ trở thành giả ngay lập tức.

Nếu Thượng đế phụ thuộc vào những bằng chứng về sự tồn tại của Ngài, thế thì nhớ, bằng chứng là lớn hơn Thượng đế. Tertullian đã nói, “Tôi tin ngài vì ngài không bao giờ cho bất kì bằng chứng nào.” Người này phải đã là người hữu thần hoàn hảo. Ông ấy nói, “Tôi tin ngài vì ngài dường như là không thể được. Dù tôi nghĩ theo bất kì cách nào, tôi không tìm thấy bằng chứng về sự hiện hữu của ngài. Do đó, tôi tin tưởng vững chắc rằng ngài hiện hữu. Nếu sự tồn tại của ngài phụ thuộc vào bằng chứng của tôi, thế thì tôi chắc sẽ là vĩ đại hơn ngài, vì thế thì chắc là tay tôi cho bằng chứng để chứng minh hay bác bỏ ngài. Thế thì thông minh của tôi sẽ trở thành yếu tố quyết định theo đó sự tồn tại của ngài phụ thuộc vào.”

Lão Tử nói, “Ngài là đấng sáng tạo, người giữ gìn, nhưng ngài không là người được hoan nghênh.” Ngài đã không bao giờ tuyên bố quyền làm chủ của Ngài. Ngài chắc chắn và tự tin về quyền làm chủ của Ngài tới mức Ngài không cần công bố. Vì chúng ta không chắc về quyền làm chủ, chúng ta cần tuyên bố nó lặp đi lặp lại, thậm chí với cái ngã riêng của chúng ta. Bạn đã bao giờ để ý rằng bạn khó mà nói về một thứ mà bạn chắc chắn không?

Vivekananda đi tới Ramakrishna. Ông ta lay cánh tay ông này và tuyên bố, “Tôi muốn biết liệu Thượng đế có hiện hữu không.” Ông ta đã hỏi câu hỏi này với những người khác trước đó. Nhiều người đã thử cho ông ta bằng chứng về sự tồn tại của Thượng đế, một số người bằng logic, một số qua kinh sách shastras, nhưng Vivekananda đã không được thoả mãn vì nếu Thượng đế của bạn bị ẩn đằng sau logic, bạn có thể bị chứng minh là sai. Logic là vũ khí hai lưỡi.

Với câu hỏi của Vivekananda, Ramakrishna đáp, “Đừng phí thời gian vào việc hỏi những câu hỏi vô dụng. Nói cho ta liệu ông có muốn biết, muốn thấy, muốn gặp Ngài không.” Lần đầu tiên Vivekananda đối diện với một người chắc chắn về bản thân mình tới mức người đó không bao giờ đề nghị chứng minh hay dạy. Ông ấy đơn giản nói, “Nếu ông muốn gặp Ngài, nói vậy đi.”

Vivekananda về sau đã bình luận rằng ông ta đã hỏi câu hỏi này với những người khác và làm cho họ bối rối; nhưng trong trường hợp của Ramakrishna đến lượt ông ta bị lúng túng; vì ông ta nhận ra rằng bản thân ông ta còn chưa quyết định được vấn đề này. Chính đơn thuần vì tò mò mà ông ta định thoả mãn. Một điều, Vivekananda nói, đã là rõ ràng từ việc này: rằng hiểu biết của người này không phụ thuộc vào cái gì bên ngoài bản thân ông ấy. Ông ấy biết; hiểu biết của ông ấy là thuần khiết. Đã không có các lí do tại sao – ông ấy biết. Và ông ấy chắc chắn và khẳng định trong hiểu biết này tới mức ông ấy đã nói, “Nếu ông muốn biết, cứ nói vậy đi.”

Câu hỏi này gây trở ngại cho hầu hết loài người là dễ thế với Ramakrishna – dễ dường như ai đó đã hỏi ông ấy về mặt trời và mọi điều ông ấy phải làm là tóm lấy người này và tống người này ra khỏi cửa! Thật vô dụng mà đi tranh cãi liệu mặt trời có hiện hữu hay không. Bước ra khỏi nhà và ở đó mặt trời hiện hữu! Lời nói của Ramakrishna là tỉnh táo, tự phát tới mức nó mang dấu hiệu của hiểu biết sâu sắc và sâu lắng. Nơi có đảm bảo đầy đủ, không có tuyên bố. Nếu Thượng đế không được đảm bảo bên trong bản thân người đó; ai khác có thể đảm bảo? Do đó, Thượng đế đã không tuyên bố sự tồn tại của Ngài. Mọi người nói rằng Kinh Thánh là cuốn sách của Thượng đế, rằng Koran và Veda là sách của Thượng đế, nhưng tôi nói với bạn, chẳng có sách nào của Thượng đế cả. Mọi sách này đều thuộc về người đã có thoáng nhìn về Thượng đế. Thượng đế chỉ có thể viết sách nếu Ngài cảm thấy kém cỏi bên trong bản thân ngài. Ngài chắc sẽ chỉ tuyên bố bản thân mình nếu bản thân ngài hoài nghi về sự tồn tại của Ngài. Không có sách nào do Thượng đế viết vì Thượng đế đã không cho phát biểu nào. Ngài muốn thuyết phục ai về sự tồn tại của Ngài? Ngài hiện hữu. Quyền làm chủ của Ngào là tự nhiên vì không có người cạnh tranh. Quyền làm chủ phải được tuyên bố chỉ khi có sợ của người khao khát được nổi tiếng khác.

Anh chồng bảo vợ mình: “Anh là chủ của em.” Tại sao? Vì khắp xung quanh đều có ganh đua, và bất kì lúc nào quyền làm chủ có thể bị giằng mất. Bất kì người nào cũng có thể là người chủ. Bạn tuyên bố quyền làm chủ nhà của bạn vì nếu bạn không làm như vậy theo thời gian, người khác có thể vồ lấy nó khỏi bạn. Nhưng nếu Thượng đế tuyên bố, Ngài phải tuyên bố với ai?

Do đó, Lão Tử nói, Ngài không chiếm cho mình. Đạo, Paramatman hay tôn giáo không đưa ra những công bố vì tuyên bố của Ngài được xác nhận và tự nhiên. Ngài hiện hữu. Ngài làm mọi thứ và vậy mà không khoe khoang về việc là người làm.

Bất kì khi nào chúng ta làm bất kì cái gì, chúng ta bị thúc đẩy bởi sự ép buộc. Điều này làm tăng bản ngã lên. Bạn ngủ cả đêm, thở trong hai mươi bốn giờ, nhưng bạn không kiêu hãnh về điều đó. Bạn không tuyên bố từ nóc nhà rằng bạn thở nhiều lần thế! Xin nhớ kĩ cho, số hơi thở của bạn đạt tới cả nghìn mỗi ngày. Bạn có thể kiêu hãnh rằng bạn đã ngủ hai mươi năm của cuộc đời sáu mươi năm, nhưng chúng ta không làm điều này vì những hành động này là tự nhiên với chúng ta tới mức chúng ta không tuyên bố là người làm.

Nhưng người bao giờ cũng khoe khoang. Anh ta khoe khoang nếu anh ta thậm chí có một ru pi trong túi. Khi anh ta có hàng nghìn ru pi, anh ta tuyên bố giầu có chắc chắn. Vậy mà anh ta sẽ trả hàng nghìn ru pi cho một hơi thở. Nhưng anh ta không bao giờ khoe khoang về điều đó. Nếu một người sắp chết mà được bảo rằng anh ta sẽ được cho nhiều hơi thở thế nếu anh ta đồng ý cho đi của cải của mình, anh ta chắc sẽ sẵn lòng nhất cho nó đi. Nhưng điều kì lạ là cả đời mình anh ta đã tuyên bố của cải không đáng kể của mình và không bao giờ tuyên bố về hơi thở quí giá của mình! Hơi thở đã là tự nhiên với anh ta và do đó không cần được tuyên bố. Của cải không phải là tự nhiên của anh ta. Anh ta phải làm việc vất vả để đạt được nó, và do đó mới có tuyên bố.

Nơi có nỗ lực, có bản ngã. Nơi không có nỗ lực không có bản ngã. Nếu Thượng đế phải làm nỗ lực để tạo ra thế giới, như chúng ta làm để có được của cải, thế thì bản ngã nhất định có đó. Nhưng nếu đó là hành động vô nỗ lực về phần Ngài – như việc thở của chúng ta – thế thì không có vấn đề về bản ngã, và do đó về việc tuyên bố.

Cho nên những người biết không bao giờ thích nói rằng Thượng đế làm ra thế giới. Họ ưa thích nói, “Thượng đế đã trở thành thế giới.” Họ thậm chí không cho phép chừng này phân biệt: rằng Thượng đế đã làm ra cây. Họ nói Thượng đế tạo ra bản thân ngài và trở thành cây. Mây lướt đi trên trời không được đưa đi bởi quyền năng của Thượng đế. Thay vì thế đó chính là bản thân Thượng đế đang lướt đi trong mây. Thượng đế không tạo ra người; thay vì thế, bản thân Ngài được sinh ra như người.

Hiểu điều này một chút. Nghệ sĩ vẽ tranh. Ngay khi bức tranh được làm ra nó trở thành tách rời khỏi nghệ sĩ. Nhưng Thượng đế không tách rời khỏi sáng tạo của Ngài, vì không có cách nào cho Ngài đứng tách ra. Ngài được kết nối với sáng tạo của Ngài như vũ công với điệu múa của mình. Khi vũ công múa, người đó và điệu múa của mình không phải là hai thứ tách rời; chúng là một. Nếu người đó dừng lại, điệu múa dừng lại. Chúng ta không thể yêu cầu người đó đi xa và để điệu múa của mình lại đằng sau. Do đó, chúng ta đã mô tả Thượng đế như vũ công trong hình ảnh của chúng ta về Ngài: Nataraja. Và lí do chỉ là thế này: rằng điệu múa và vũ công là một. Thượng đế có thể được hiểu tốt nhất như vũ công.

Thượng đế và vũ trụ là một. Bất kì cái gì xảy ra bên trong vũ trụ đều xảy ra bên trong trật tự của sự sắp xếp của Ngài. Do đó, chính điều Lão Tử nói là, “Nó (Đạo) làm mọi thứ và vậy mà không khoe khoang về điều đó.”

Duy nhất người khoe khoang là người có hành động được in dấu bằng cơn sức mạnh và bạo hành. Bạn có biết bất kì hành động nào bạn đã thực hiện mà không có cảm giác về tự hào không? Thế thì biết rằng điều đó là hành vi đức hạnh.

Điều này có vẻ khó vì các hành vi tốt của chúng ta cũng cho nảy sinh tính kiêu ngạo. Sự thực là ở chỗ nếu không có kiêu ngạo, chúng ta không quan tâm tới hành vi đức hạnh. Nếu tôi đề nghị bạn góp tiền xây chùa, bạn sẽ lập tức hỏi tôi định đặt bảng công đức có tên bạn vào đâu. Nếu tôi nói, “Ngôi chùa này sẽ không có bảng công đức,” biết chắc rằng ngôi chùa này sẽ không bao giờ được xây dựng. Chúng ta không quan tâm tới chùa; chúng ta chỉ quan tâm tới các cái bảng mang tên chúng ta. Cái bảng là có ý nghĩa; ngôi đền là phụ. Lời ghi trên bảng có vẻ hay chỉ trên ngôi chùa – và do đó, cho toà nhà. Nếu không lời ca ngợi nào sẽ có, chúng ta không được chuẩn bị để cúng dường.

Kinh sách thiêng shastras nói, “Cho từ thiện và ông sẽ được ca ngợi trong thế giới này vì hành vi đức hạnh của ông và ông thu được phần thưởng cho nó trong thế giới tiếp. Chi một xu vào từ thiện và ông thu được cả nghìn xu trong cõi trời.” Để có được một xu của một người, bạn phải hứa với người đó trả lại cả triệu xu.

Nhưng nghĩa của hành vi thiện là cái gì đó rất khác. Hành vi đức hạnh là hành vi mà không làm dâng lên kiêu căng. Hành động làm dâng lên kiêu căng và kiêu ngạo là tội lỗi. Do đó, điều có thể an toàn là nói rằng Thượng đế không bao giờ phạm tội vì không có dấu hiệu kiêu ngạo trong bất kì hành động nào của Ngài. Đến bây giờ, Ngài đã không một lần nào tuyên bố rằng ‘Ta hiện hữu’. Do đó, mọi điều Ngài làm là đức hạnh.

Hành động của bạn cũng có thể là đức hạnh, nếu không có ai làm việc gom hàng đằng sau chúng. Nếu một hành động được thực hiện và không cái gì được thêm vào cho bản ngã của bạn, thế thì hành động này trở thành hành vi đức hạnh. Cái thêm vào cho bản ngã của bạn là hành động tội lỗi.

Cho nên vấn đề không phải là giữa hành vi đức hạnh và hành vi tội lỗi. Vấn đề là về bản thân người làm. Vấn đề phải là: hành vi được thực hiện như thế nào? Hành động phải được làm, nhưng cảm giác là người làm phải không được làm mạnh lên. Thế thì đó là đức hạnh.

Cho dù hành động không được thực hiện và bản ngã được làm mạnh thêm bởi điều đó, điều đó vẫn trở thành tội lỗi. Hành động là không cần thiết. Một người có thể không ăn cắp; anh ta chỉ nghĩ về việc ăn cắp. Một người có thể không giết người; anh ta chỉ nghĩ về việc giết người. Hay, một người có thể không tranh cử trong các cuộc bầu cử nhưng chỉ nghĩ về điều đó. Người như vậy trèo lên các bước của bản ngã trong ý nghĩ của họ, điều là cái thay thế cho hành động. Không phải mọi người có thể thực hiện được. Hành động có vấn đề riêng của nó, khó khăn riêng của nó, nhưng mọi người đều có năng lực mơ. Mọi người không thể là vua nhưng họ có thể cai trị vương quốc trong mơ của họ. Nhưng một hành động trong mơ của bạn cũng giúp thúc đẩy bản ngã lên vài bước. Cho dù bạn ngồi trong ghế và mơ rằng bạn đã thắng cuộc bầu cử, điều này là đủ để nâng bản ngã lên trời cao. Bản ngã giống như thuỷ ngân trong nhiệt kế. Bạn nhận hơi chút vui thích trong hành động của bạn và nó dâng lên ngay lập tức – ngay cả khi bản thân hành động này không được thực hiện.

Nhưng cái đối lập cũng có thể xảy ra. Bạn làm hành vi thiện và không có tự hào đằng sau hành động của bạn. Thế thì, thuỷ ngân tụt xuống.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.3, Ch.4, Hiện diện vô hiện diện của Đạo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Notice: ob_end_flush(): failed to send buffer of zlib output compression (0) in /home/nhoshn0t/public_html/wp-includes/functions.php on line 5471