Lối vào huyền

Điều sẽ là rất tốt nếu hiểu hai từ này ahankar và asmita. Tiếng Phạn rất giầu có về từ. Có một từ ‘ahankara’ tương đương với từ bản ngã trong tiếng Anh. Thế rồi có từ khác ‘asmita’, mà với nó không có tương đương trong tiếng Anh. Từ này là khó dịch ngay cả trong tiếng Hindi. Ahankara nghĩa là “Tôi là vậy” và nó cho người khác một cú đấm. Asmita nghĩa là “Tôi là vậy” nhưng nó không làm tổn thương ai. Nó ôn hoà thế, nó không có lưỡi bén nhọn. Chính âm thanh của từ ahankara có tính hung hăng. Việc cảm thanh của từ asmita, là giống như âm của cơn bão đã yếu đi; mọi sóng là yên tĩnh. Hồ vẫn tồn tại nhưng rối ren và hỗn độn của cơn bão và sự huyên náo không còn nữa. Chính những sóng này mà đã dâng cao lên và làm chòng chành thuyền trong bão, giờ buồn ngủ – yên tĩnh và thanh bình.

Asmita nghĩa là bản ngã đã mất việc cắn rứt của nó. Lời lẽ văn hoa về cái đó đã mất đi và chỉ ánh sáng rực rõ còn lại. Ánh sáng rực rỡ này là gì? Ánh sáng lan toả trên trời trước khi mặt trời ló ra chính là ánh sáng rực rỡ này. Một khi mặt trời ló ra, nhiệt bắt đầu tăng. Mặt trời vậy vẫn còn ở dưới đường chân trời nhưng giờ là buổi sáng và đêm không còn nữa. Đó là thời kì giữa đêm và ngày. Chúng ta gọi thời kì này khi ánh sáng rực rỡ thịnh hành là bình minh. Khi bản ngã sút giảm, ngọn lửa xuyên rọi của cái ‘tôi’ biến mất. Bản ngã chìm xuống và thế thì cái còn lại là ánh sáng rực rỡ của hiện hữu.

Cái ‘tôi’ vẫn tồn tại nhưng nó không có ‘tính tôi’. Thế nữa, tôi hiện hữu nhưng thế thì tôi chỉ hiện hữu, không có cơn bão nào của tính tôi bên trong. Không có tiếng ồn của bản ngã bên trong và vậy mà nếu ai đó hỏi, tôi sẽ nói, “tôi hiện hữu.” Nhưng nếu không ai hỏi, tôi sẽ không nhận biết về sự kiện rằng ‘tôi hiện hữu’. Cái ‘tôi’ mà tôi thốt ra sẽ chỉ là trong đáp ứng cho câu hỏi của ai đó. Nó chỉ là lời tôi dùng; bằng không thì không có ‘tôi’ được hình thành bên trong. Tuy nhiên bạn phải đã để ý rằng bản ngã bao giờ cũng hiện hữu, dù ai đó hỏi hay không hỏi. Khi bạn một mình, tất cả bởi bản thân bạn, thế nữa, nó tồn tại.

Chuyện kể rằng có lần một chiếc tầu bị chìm trong biển. Có một doanh nhân giầu có trên tầu, ông ta tình cờ thế nào đó lên được một hòn đảo không cư dân. Ông ta không chỉ là doanh nhân mà còn là chuyên gia điêu khắc và kiến trúc sư. Ông ta có thể làm gì trên hòn đảo đáng yêu này? Ông ta bắt đầu khắc hoạ các hình ảnh, ông ta xây nhà. Ông ta giữ cho bản thân mình bận rộn khắc đá và đẽo gỗ. Nhiều năm trôi qua và thành phố nhỏ của ông ta tăng trưởng lên. Ông ta đã xây dựng mọi thứ mà bình thường ông ta được yêu cầu và được dùng nhưng cái đó là vô nghĩa ở đây.

Ông ta đã làm cửa hàng mà từ đó ông ta đã mua hàng dự trữ. Ông ta đã xây khách sạn nơi ông ta tới và nghỉ thảnh thơi và ăn các bữa ăn. Ông ta đã làm nhà ga từ đó ông ta thường đáp chuyến tầu hoả. Mọi sáng ông ta đi ra cửa hàng và đã ao ước là người chủ tiệm tưởng tượng. Nhiều lần ông ta đi tới khách sạn và nghỉ thảnh thơi. Ông ta cũng xây nhà thờ. Ông ta đã làm mọi thu xếp dường như ông ta đã ở trong thị trấn riêng của mình.

Sau quãng mười hai năm, một chiếc tầu tình cờ đi qua đảo của ông ta. Những người trên tầu đã biết người này và ngạc nhiên khi thấy ông ta vẫn còn sống. Họ bảo ông ta đi cùng với họ. Ông ta yêu cầu họ tới và xem thành phố nhỏ của mình. Ông ta đưa họ tới cửa hàng mà từ đó ông ta đã giả vờ ông ta mua các thứ đồ; thế rồi ông ta đưa họ tới khách sạn nơi ông ta nghỉ ngơi khi mệt mỏi. Thế rồi ông ta chỉ tới nhà thờ mà ông ta đi cầu nguyện. Khách thăm thấy rằng có hai nhà thờ và hỏi ông ta lí do cho chiếc thứ hai.

“Đây là nhà thờ tôi đã không vào,”ông ta nói. Đã có hai nhà thờ trong thị trấn của tôi. Một cái tôi đã vào thăm còn cái kia tôi đã không vào vì nó thuộc vào kẻ thù của tôi.”

Khách thăm ngạc nhiên. “Tại sao ông làm nhà thờ thứ hai nếu như ông không định dùng nó?” họ hỏi. Người này đáp, “Chẳng có vui gì mà đi vào nhà thờ nếu không có nhà thờ thứ hai này. Nó phải ở trong tương phản với nhà thờ của tôi. Các ông có chú ý tới hoàn cảnh kì diệu của nhà thờ của tôi không? Và nhìn vào nhà thờ kia này! Không ai đi tới đó. Tại sao, nó chưa bao giờ được sơn lại trong cả mười hai năm này!”

Bản ngã, ngay cả khi một mình, sẽ tạo ra một thế giới cho bản thân nó bao quanh nó. Nó thậm chí sẽ đi tới mức độ xây cả toà nhà thờ mà nó không tới! Bản ngã không thể một mình được. Nó là ‘hướng theo người khác’. Nó không có căn cước nếu không có ‘người khác’. Asmita là một mình. Nó không liên quan gì tới người khác. Nó là ‘hiện hữu’ của tôi trong khi bản ngã là trận chiến của tôi chống lại bạn. Asmita là sự tồn tại riêng của tôi; nó không liên quan gì tới bạn. Khi bản ngã trở nên mạnh, asmita bị chôn dưới đất. Khi bản ngã phai nhoà đi, asmita xuất hiện trong mọi sáng ngời của nó. Có lửa trong bản ngã vì nó được sinh ra cùng với ý định thiêu cháy người khác. Asmita là dịu dàng và hiền lành.

Lão Tử nói, “Điều hoà ánh sáng.” Làm cái gì đó để cho sáng chói loà này bên trong bạn, bạo hành này, dữ tợn và độc địa hình thành ra con người bạn có thể dần bớt đi và rằng nó có thể trở thành dịu mát và yên tĩnh. Để chỉ có sáng rực rỡ và ánh lửa, không nguồn sáng. Nhớ, lửa và sáng là một và cùng một; nhưng lửa đốt cháy trong khi sáng thì không. Lửa có thể mang tới chết, sáng mang tới sống. Có bùng cháy và tốc độ trong khi có một mình dịu yên trong sáng. Nó mềm mại và chậm tới mức bạn không thể nghe thấy bước chân của nó.

Lão Tử nói: “Để các sóng bất ổn nhận chìm vào trong nước.” Bản ngã độc hại này, ham muốn mất trí về hoàn hảo này, để các con sóng nguy hiểm của nó chìm vào trong đại dương. Để chúng ngủ trong cuộc sống của bạn.

Thế rồi Lão Tử nói,”Nó trong trẻo thay! lại dường như trường tồn.” Và ngay cả khi điều này xảy ra, mọi thứ vậy mà vẫn là huyền bí. Đừng nghĩ bạn đã giải đươc câu đố, đừng nghĩ bạn đã thu được mọi lời giải với sự tồn tại.

Dòng cuối này là rất quí: “ Nó trong trẻo thay! lại dường như trường tồn.

Như nước không thăm dò được! Nước càng ít, nó càng dường như sáng hơn. Khi nước tăng lên, nó trở thành xanh và khi nó trở thành không thể dò được, nó trở thành tối. Trong cảnh quan đúng, tối là biểu tượng của huyền. Nhớ, huyền không nằm trong sáng, nó nằm trong tối. Theo một cách nào đó sáng là nông. Tối có chiều sâu vực thẳm. Nó là vô giới hạn. Nếu toàn thế giới được chất đầy bởi sáng, chu vi của sáng bị giới hạn; trong khi đó cho dù một phòng nhỏ bị chất đầy bởi tối, tối là vô hạn. Hiểu điều này một chút.

Nếu toàn thế giới được chất đầy bởi sáng, ngay cả thế nó vẫn bị giới hạn. Sáng hình thành nên biên giới. Căn phòng nhỏ được chất đầy bởi tối, làm cho căn phòng thành vô giới hạn. Tối nhỏ cũng là vô giới hạn và sáng lớn nhất là bị giới hạn.

Lão Tử nói, “Khi mọi điều này xảy ra, vậy mà nó vẫn còn là tối như nước sâu.” Sự tồn tại này giống như nước sâu bị chìm ngập trong tối, vô tận và được bao bọc bởi huyền. Không có bắt đầu và không có kết thúc cho nó. Duy nhất các tu sĩ Ki tô giáo đã lấy biểu tượng tối cho Thượng đế. Có một giáo phái rất cổ của người Ki tô giáo mà đã tồn tại từ lâu trước Christ. Họ được gọi là người Essene và tương truyền rằng Jesus đã nhận huấn luyện từ họ.

Những tu sĩ Essene nói: “Lạy trời, ngài là tối tuyệt đối!” Nhiều biểu tượng đã từng được chọn cho Thượng đế bởi nhiều người. Những biểu tượng với sáng có nhiều. Vedas, Upanishads, Koran tất cả đều nói rằng Thượng đế là sáng. Thế thì những tu sĩ Essene này phải là người rất kì diệu, người so sánh Ngài với tối tuyệt đối!

Lí do chỉ là thế này, rằng tối là vô hạn. Không thành vấn đề sáng có chiều hướng nào, nó bao giờ cũng bị giới hạn. Yếu tố thú vị khác là ở chỗ sáng là nhất thời trong khi tối là vĩnh hằng. Sáng có thể bật lên và tắt đi, tối không yêu cầu nỗ lực về phần bạn. Không có gì khác biệt dù bạn tới hay đi; dù đèn cháy hay mặt trời mọc. Tối tồn tại ở chỗ riêng của nó, không bị động chạm, bất khả xâm phạm! Sáng có thể bị làm bẩn, tối không thể bị vậy, vì nó không thể bị chạm tới. Lão Tử nói: “Nước không dò được, ngập trong tối, ngập trong huyền!”

Huyền ngụ ý cái chúng ta biết và vậy mà vẫn biết rằng chúng ta không biết. Xin nhớ điều này trong đầu. Huyền không ngụ ý cái chúng ta không biết, vì cái chúng ta không biết là dốt. Cái chúng ta biết là tri thức. Không có huyền trong tri thức và không có huyền trong dốt. Người dốt nói, “Tôi không biết.” Không có huyền trong việc này; điều người đó không biết là rõ ràng. Người thông thái nói, “Tôi biết.” Lần nữa không có huyền. Điều rõ ràng là người đó biết. Rahasya (huyền) ngụ ý, ‘Tôi biết rằng tôi không biết.’ Theo một nghĩa nào đó, tôi biết nhưng theo nghĩa khác nào đó, tôi không thể nói được rằng tôi biết.

Theo một nghĩa tôi cảm thấy rằng tôi đã biết, đã nhận ra. Tôi đã tới rất gần và đồng thời có cảm giác rằng tôi càng đi tới gần hơn, tôi càng xa khỏi nó hơn. Tôi đưa tay ra và cảm thấy tôi đã nắm được cái gì đó nhưng trông kìa lạ chưa, tay dường như bị mất trong cái gì đó đó! Tôi nhảy vào trong đại dương và cảm thấy tôi đã đạt tới đại dương nhưng khi tôi nhìn kĩ tôi thấy tôi đang nằm trong một góc khó tả của đại dương. Vô hạn là đại dương không biết, không chạm tới được – tôi sẽ không bao giờ có khả năng đạt tới nó.

Chính điều hiển nhiên là người dốt không biết. Điều cũng rõ ràng là người khôn biết. Vậy có yếu tố chung giữa người dốt và người khôn – yếu tố không mơ hồ. Nhà huyền bí là khác. Ông ấy không giống người dốt cũng như người khôn. Ông ấy nói, “Ở khía cạnh nào đó tôi biết và ở khía cạnh nào đó tôi không biết.” Hiểu biết đã làm lộ ra dốt của tôi. Dù tôi đi tới biết càng nhiều, vậy mà tôi thấy nhiều thứ vẫn còn cần được biết.

Lão Tử nói, “Ngày mọi thứ được giải quyết, ông sẽ thấy không cái gì được giải quyết.” Mọi thứ là giống như nước sâu tối không dò được, chìm ngập trong tối hoàn toàn!

Bây giờ những người thiên về suy tư thấy khó chấp nhận điều này. Khó khăn của họ là gì? Nhận nhiều phiền phức thế để trở thành rỗng, làm việc vất vả thế để loại bỏ các phức cảm và chung cuộc chẳng cái gì cụ thể tới trong tay, thế thì mọi nỗ lực này là vô ích! Họ không biết rằng khi cái gì đó đặc biệt nảy sinh, nỗ lực là vô ích. Cái mà được đạt tới một cách hoàn toàn, toàn bộ, trở thành vô dụng, vô nghĩa.

Khi bạn đạt tới và thấy bạn đã không đạt tới; khi bạn vươn tới và thấy rằng đích đến vậy mà vẫn còn xa xăm; khi bạn đào sâu và thấy bạn vẫn trên bề mặt và khi bạn ở sâu dưới đáy thung lũng và vậy mà cảm thấy cuộc hành trình vậy mà mới bắt đầu, thế thì bạn đạt tới chỗ mà không bao giờ có nghĩa, chỗ đầy cái vô nghĩa và chỗ là bài thơ vô tận được chất vào bởi sự lãng mạn vĩnh hằng.

Tôn giáo là sự lãng mạn vĩnh hằng. Chúng ta càng vươn tới gần người yêu hơn, người đó càng ẩn kín nhiều hơn. Có hết rèm nọ tới rèm kia, và những cánh cửa vô hạn che giấu bộ mặt đẹp của ngài! Và những cổng này dẫn tới ngài là vô hạn. Do đó cuộc hành trình này có chủ định theo vô hạn con đường, nơi từng bước đều được chất vào với điều ngạc nhiên và huyền. Và từng bước của cuộc hành trình này có thể được xem như đích đến và từng bước có thể được lấy như chỗ nghỉ ngơi mà từ đó cuộc hành trình mới bắt đầu.

Do đó Lão Tử nói rằng khi mọi điều này xảy ra mặc dù thế – thuật ngữ ‘mặc dù thế’ là rất có nghĩa – mặc dù thế không phải là đích đến được đạt tới. Người nào đó có thể nói “Chúng ta đã đạt tới.” Chỉ những người nông cạn nói họ đã đạt tới – những người không đạt tới. Sự tồn tại là sâu, là không thể dò được tới mức không ai có thể khẳng định rằng mình đã đạt tới nó một cách hoàn toàn.

Có một câu chuyện trong Upanishads rằng một người bố phái năm con trai của mình đi tìm chân lí. Họ đi. Sau nhiều năm họ quay về. Người bố đang trên giường chết. Ông ấy hỏi họ liệu họ đã đạt tới chân lí chưa. Người con trai thứ nhất nói có và bắt đầu lặp lại Vedas. Người thứ hai lặp lại the Upanishads, người thứ ba nói một cách tự hào về Vedanta và người thứ tư phải viện tới tinh hoa của mọi tôn giáo.

Khi các con trai đã đưa ra câu trả lời của họ, người bố trở nên mỗi lúc càng buồn hơn. Đến lúc người con trai thứ tư đáp lại, ông ấy lại nằm xuống trong giường. Tuy nhiên, người con trai thứ năm vẫn còn yên tĩnh. Người bố nghĩ anh ta đã không trả lời vì anh ta sợ bố mình mệt, lại ngồi dậy trên giường. “Đừng nghĩ bố mệt, con. Trả lời đi, bố đang đợi câu trả lời của con.” Người con vẫn giữ yên tĩnh. Người bố ra lệnh cho anh ta nói. Anh ta không nói, thậm chí anh ta bây giờ còn nhắm mắt lại.

Thế rồi người bố nói, “Giờ bố có thể chết trong an bình. Ít nhất một trong các con trai của bố đã biết và do đó im lặng.”

Bồ đề đạt ma chuẩn bị trở về sau khi làm việc trong mười năm ở Trung Quốc. Ông ấy tập hợp các đệ tử của mình lại và hỏi họ, “Nói cho ta bí mật của tôn giáo là gì? Huyền là gì? Thông điệp của Phật là gì? Ta đã cho các ông cái gì?” Bồ đề đạt ma muốn kiểm tra lại đệ tử của mình.

Một đệ tử đáp, “Giải thoát và thế giới trần tục là một và cùng một. Mọi thứ là Advaita (bất nhị).” Bồ đề đạt ma bảo anh ta, “Ông được da ta.” Đệ tử này choáng. Anh ta đã nói tri thức sâu thế và Thầy coi nó là da của thầy!

Đệ tử thứ hai nói, “Điều đó là khó nói. Nó là không thể diễn đạt được.” Thầy nói, “Ông được xương ta.” “Chỉ xương thôi sao?” Đệ tử này hỏi. “Đúng,” Bồ đề đạt ma nói, “vì ông nói nó là không thể diễn đạt được nhưng ông diễn đạt nó trong lời rồi.” Đệ tử thứ ba nói, “Nó là không thể được nói, nó là không được phân chia, cũng không thể nói nó là không thể được diễn đạt. Lời không có tác dụng ở đây. Một mình im lặng là hữu dụng cho nó.” Thầy nói, “Ông được tuỷ ta.” Bây giờ cái gì có thể sâu hơn điều này?

Thế rồi thầy nhìn tới đệ tử thứ tư. Đệ tử này sụp xuống chân thầy và đặt đầu lên chân thầy. Thầy nâng anh ta lên và nhìn vào mắt anh ta – chúng rỗng không. Không có phản xạ nào, không cái bóng nào của ảnh bên trong chúng. Chúng là rỗng như trời không mây. Thầy lay anh ta và nói, “Ông có nghe ta hay không? Lời của ta có tới ông hay không?” Đôi mắt rỗng vẫn còn rỗng và đôi môi cũng vẫn còn mím. Một lần nữa anh ta lại sụp xuống chân thầy. Thầy lại đỡ anh ta lên và bảo anh ta nói. Đệ tử này vẫn im lặng. Bồ đề đạt ma nói, “Ta hiểu ông. Giờ ta xin phép ông ra đi.” Nói rồi Bồ đề đạt ma ra đi. Ông ấy bảo đệ tử này, “Ta hiểu ông.”

Nghĩa của huyền là, không thể nói được nó là được đạt tới; không thể nói được nó là được biết; và cũng không thể nói được rằng nó là không được biết. Nó là cả hai – không phải là được biết mà cũng không phải là không được biết. Cái tuyệt đối, cái tất cả, là bao la tới mức không cái gì có thể được nói về nó. Đó là lí do tại sao Lão Tử nói ‘tĩnh’. Giải quyết mọi thứ, biết mọi bí mật, loại bỏ mọi phức cảm, trừ tiệt mọi ốm bệnh của bạn, vậy mà bạn sẽ thấy rằng huyền của vũ trụ vẫn còn không được biết. Ngược lại, huyền càng sâu hơn – như nước sâu trở thành tối!

 

Từ “Con đường Đạo”, T.2, Ch.13 Chết của bản ngã và lối vào huyền

One thought on “Lối vào huyền

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Notice: ob_end_flush(): failed to send buffer of zlib output compression (0) in /home/nhoshn0t/public_html/wp-includes/functions.php on line 5474