Hôm qua chúng ta đã cố hiểu rằng không gì ngu hơn là cố là hoàn hảo. Nhưng khoa học của việc trở nên hoàn hảo là sẵn có. Chúng ta có sách giáo huấn giải thích quá trình này từng bước một. Chúng ta có trường học và đại học nơi chúng ta có thể làm hoàn hảo bản thân chúng ta theo bất kì hướng nào. Nhưng kinh sách dạy về rỗng ở đâu? Lời dạy bảo nào dạy về rỗng? Người ta phải trải qua quá trình đặc biệt để là cái gì đó. Cho nên người ta đã phát triển nhiều phương pháp đạt tới hoàn hảo. Người đã vạch ra những con đường làm mạnh thêm cho bản ngã của mình. Người đã tổ chức và phân loại ý nghĩ và quan niệm của mình theo hướng này. Nhưng với rỗng thì sao? Người ta phải làm gì để trở thành rỗng?
Lão Tử có vài điều để nói về điều này. Ông ấy nói: “Nó làm nhụt bén nhọn.” Có nhiều lưỡi bén nhọn trong nhân cách của một cá nhân. Nơi bạn xuyên vào và gây đau cho người khác, có lưỡi bén nhọn bên trong bạn. Nhưng bao giờ cũng là từ lưỡi bén nhọn của người khác mà chúng ta trở nên nhận biết khi nó đâm vào chúng ta. Khi chúng ta đâm vào người khác, chúng ta không nhận biết về nó bên trong bản thân chúng ta. Nếu tôi đâm bạn bằng dao sắc, bạn sẽ trở nên nhận biết về sự bén nhọn của nó, không phải tôi. Nếu ai đó đâm tôi, thế thì một mình tôi sẽ trở nên nhận biết – nhưng thế nữa, chỉ sự bén nhọn của người khác.
Điều này gây ra nhiều lẫn lộn trên thế giới. Mọi bất hoà trên thế giới đều là do sự kiện là chúng ta nhạy cảm hướng tới các lưỡi bén nhọn của người khác và không nhạy cảm với lưỡi bén nhọn của chúng ta. Bạn đã bao giờ cảm thấy lưỡi bén nhọn bên trong bản thân bạn chưa? Đây là lí do tại sao chúng bận rội chùi sạch mọi bén nhọn của người khác trong toàn bộ các kiếp sống của chúng ta.
Cho nên điều đầu tiên cần nhớ trong đầu là ở chỗ chúng ta không ý thức tới lưỡi bén nhọn bên trong bản thân chúng ta. Chúng ta không ý thức về sự kiện rằng những lưỡi bén nhọn này làm đau người khác. Chúng ta chỉ nhận biết về đau mình phải chịu bởi lưỡi bén nhọn của người khác, vì nó làm đau chúng ta. Điều nữa, vì chúng ta vô nhận biết về các lưỡi bén nhọn bên trong chúng ta, dù cố ý hay không cố ý, chúng ta liên tục làm mạnh cho rễ của chúng. Vì chúng ta nhận biết các lưỡi bén nhọn của người khác, chúng ta bao giờ cũng cố gắng – để phá huỷ chúng.
Đề cập tới điều này, điều thú vị nhất là, chúng ta càng cố làm nhụt các lưỡi bén nhọn của người khác, chúng ta càng phải làm cho các lưỡi riêng của chúng ta bén hơn; vì không có cách nào làm nhụt lưỡi của đối thủ. Cho nên nỗ lực làm nhụt các lưỡi của người khác là nỗ lực cố hữu để làm bén nhọn, để làm tăng và để đánh bóng cho các lưỡi riêng của bạn! Và tất cả chúng ta đều tham gia vào trong việc theo đuổi này với kết quả là cái vòng luẩn quẩn được tạo ra. Từng người trong chúng ta tham gia vào việc mài sắc và làm độc cho các lưỡi riêng của mình để làm mất tác dụng các lưỡi của người khác.
Thế thì việc dần dần xảy ra là chúng ta không là gì ngoài một chùm các ghim và kim.
Bây giờ chúng ta cũng phải hiểu cách thức theo đó các lưỡi bén nhọn của chúng ta đâm chúng ta nữa: Khi các lưỡi bén nhọn của chúng ta bắt đầu gây ra vết thương lên người khác, tất cả họ trở nên hăm hở gây ra vết thương lên chúng ta để đáp lại. Đây là cách chúng ta nhận ra cái đau nhói riêng của chúng ta. Vậy thế thì, chúng ta nhiều nhất là che giấu các lưỡi bén nhọn của chúng ta bằng việc kéo ra tấm phủ lên chúng. Nhưng những tấm phủ này chỉ sâu như làn da. Chúng ta che đậy bản thân chúng ta bằng lớp vữa dịu dàng, khiêm tốn, hay tế nhị và hào hoa. Nhưng việc công kích hơi chút thôi và tầng này tróc ra để trần các lưỡi bén nhọn bên trong.
Lão Tử nói: “Làm nhụt mọi lưỡi bén nhọn.” Thế thì chúng ta định làm gì?
Trước hết chúng ta sẽ phải biết các vị trí của các lưỡi bén nhọn này. Chẳng phải là qua cuộc sống lâu dài của các lần sinh, chúng ta đã giữ lại một tuyển tập chi li các lưỡi bén nhọn đó sao? Chúng ta dường như đã bỏ rơi mọi phần khác của chúng ta và giữ lấy chỉ những phần này! Và làm sao chúng ta biết các lưỡi riêng của chúng ta? Bước vào chỗ của ‘người khác’ và bạn sẽ biết.
Bất kì khi nào người khác bị chúng ta làm đau, tâm trí chúng ta nói rằng người đó đau khổ vì sai lầm riêng của người đó. Bất kì khi nào chúng ta bị người khác làm đau, chúng ta nói người khác đã làm đau chúng ta. Nếu bạn giận tôi, tôi nói bạn có tính khí đáng kể. Nếu tôi trở nên giận tôi nói, “Hoàn cảnh là như vậy, tôi phải giận.” Về người khác, tôi nói, “Anh ta là người có bản tính ốm yếu, tình huống đã không phải tới mức anh ta phải mất bình tĩnh. Anh ta độc địa!” Việc suy luận như vậy giúp che giấu mọi lưỡi bén nhọn của chúng ta và chúng ta không bao giờ trở nên nhận biết về chúng.
Jesus nói, “Làm cho người khác điều ông muốn người khác làm cho ông.” Nhưng đây là tiếng kêu xa xôi. Ít nhất chúng ta nên có tính đại lượng dùng cùng logic này cho người khác cho chính bản thân chúng ta! Khi tôi mất bình tĩnh tôi nói tình huống là như vậy. Khi người khác mất bình tĩnh để tôi cũng nhân nhượng rằng tình huống đã là vậy! Chúng ta sẽ phải phá vỡ logic kép này của chúng ta. Logic chéo kép này – một cái dành cho bản thân chúng ta và cái hoàn toàn khác dành cho người khác được sử dụng chủ yếu để giữ các răng ngạnh của chúng ta. Và do vậy chúng ta không bao giờ đi tới biết chúng ta là ai và là gì. Logic kép này đầu độc toàn thể cuộc sống của chúng ta.
Do đó, thực chất của mọi tôn giáo được chứa trong phát biểu này của Jesus. “Làm cho người khác điều ông muốn người khác làm cho ông.” Đây là điều thực chất của mọi tôn giáo. Và một phát biểu này là đủ. Mọi Vedas và Shastras và Puranas, và mọi Kinh Thánh và Korans được chứa trong phát biểu nhỏ này.
Để cho một người làm chừng nấy điều này và người đó không có nhu cầu làm bất kì cái gì khác. Nhưng điều này là rất khó vì chúng ta sẽ phải mài đi mọi lưỡi bén nhọn bên trong chúng ta – và lưỡi bén nhọn có bên trong chúng ta.
Cho nên điều đầu tiên là trở nên nhận biết toàn bộ về logic kép này. Từng khoảnh khắc tôi phải ý thức về sự kiện là tôi phải cho phép cùng một logic cho người khác với điều mà tôi cho phép bản thân tôi. Thế thì bạn sẽ bắt đầu thấy gai bên trong bạn. Ngày chúng ta từ bỏ logic này và cho phép cùng điều với người khác, hoàn cảnh thay đổi và chúng ta chứng kiến một trải nghiệm duy nhất. Thế thì chúng ta thấy rằng bản tính của tôi là tới mức tôi nổi giận và tình huống đã là tới mức người khác phải nổi giận!
Ngày bạn nhận ra rằng chính bản tính của bạn là nổi giận, rằng chính thói quen mất bình tĩnh của bạn và các hoàn cảnh của người khác đã tới mức người đó không thể làm gì ngoài việc mất bình tĩnh, thế thì bạn sẽ không thể tha thứ cho bản thân bạn và không thể không tha thứ cho người khác. Người thấy rất dễ tha thứ cho bản thân mình thì không bao giờ có khả năng quét đi gai khỏi bản thân người đó.
Tuy nhiên chúng ta là những chuyên gia – trong việc tha thứ cho bản thân chúng ta. Không có giới hạn cho việc tha thứ cho bản thân chúng ta. Tôi hỏi bạn vì bạn, bạn sẽ có khả năng ở cùng với một người đích xác như bạn được bao lâu? Sẽ khó để ra một ngày; nhưng bạn sống cùng cái ngã của bạn từ nhiều lần sinh rồi! Phải có logic nào đó giữ bạn khỏi biết bản thân bạn. Bạn không thể nghĩ được bạn là gì! Ít nhất bạn không có tí chút ý thức để chỉ ra cho bạn xem bạn là gì!
Để hiểu điều này, trước hết chúng ta phải có hiểu biết về các mũi giáo, các dao găm chĩa ra từ chúng ta. Bất kì chỗ nào chúng ta đi, chúng ta nhất định làm đau ai đó hay người khác. Nếu bạn xoay xở đi qua mà không xảy ra sự vụ gì, bạn cảm thấy bạn đã không thực sự làm được cái gì đó. Bạn cảm thấy bạn đã đi qua và không ai để ý tới bạn! Bạn chỉ có thể lôi kéo sự chú ý của người khác tới bản thân bạn khi bạn bắt đầu gây ra tổn thương.
Có nhiều loại vết thương bạn có thể gây ra, về điều đó chúng ta sẽ nói sau, theo bao nhiêu cách chúng ta có thể gây đau và chúng ta có thể giải thích điều đó giỏi làm sao!
Một sáng một số bạn bè tụ tập trong phòng khách của Nasruddin. Ông ta gọi một trong các đệ tử của mình tới và đưa cho anh ta cái bình đất và nói, “Cầm bình này ra giếng và đổ đầy nước vào nó. Ông phải chú ý, không làm vỡ nó! Nó là chiếc bình đất. Giờ lại gần ta.” Khi anh thanh niên lại gần ông ấy, ông ấy tát cho hai cái vào mặt anh ta. Anh chàng đáng thương ngây người và mọi người trong đám tụ tập rất xôn xao. Thế rồi một ông già nói, “Mulla, ông đánh cậu thanh niên chưa phạm lỗi lầm gì. Chúng tôi không thể hiểu được điều này. Cái bình còn chưa vỡ và ông đã phạt cậu thanh niên sao?” Nasruddin nói, “Ta không thuộc vào những kẻ ngu kia, người đợi cho việc xảy ra và thế rồi mới đưa ra việc trừng phạt. Thế thì hữu dụng gì? Khi bình đã vỡ rồi, thế thì ý nghĩa của việc đánh là gì?”
Bạn sẽ không có khả năng trả lời Nasruddin. Lời của ông ấy có nghĩa. Nếu bạn đánh, thế thì bạn phải đánh trước, thế thì điều đó có nghĩa nào đó. Về sau nó sẽ không có nghĩa. Người là chuyên gia thế đấy – người có thể xử trí việc phạt trước khi lỗi bị phạm phải. Đây là thông điệp của câu chuyện của Nasruddin. Chúng ta là chuyên gia về hợp lí hoá.
Nhưng không kinh nghiệm về cái ngã nào được trải nghiệm bằng phương tiện về kĩ năng hợp lí hoá vì cấp độ của hợp lí hoá là hữu dụng chỉ để che giấu bản ngã-cái ngã. Việc hợp lí hoá sẽ không có tác dụng, điều được cần là tự xem xét cái ngã. Tự xem xét cái ngã nghĩa là khả năng đặt bản thân người ta vào chỗ của người khác. Từng người trong chúng ta cảm thấy rằng giận của người khác là bất công. Khó tìm ra một người không cảm thấy rằng người đó là nạn nhân của bất công. Cả nghìn lần trong ngày chúng ta cảm thấy bị là nạn nhân không vì lỗi của riêng chúng ta.
Kinh nghiệm của chúng ta là ở chỗ chúng ta là nạn nhân của bất công. Nhưng khi chúng ta đã đổ phẫn nộ của chúng ta lên người khác, đã bao giờ chúng ta cảm thấy rằng người khác là nạn nhân của bất công không? Như người khác là dốt về bất công về phần người đó, chúng ta cũng là vậy.
Đây là sáng suốt, đây không phải là logic. Đây là kinh nghiệm. Bản tính của người là như nhau ở mọi nơi. Mọi người nghĩ gần như cách tôi nghĩ; kinh nghiệm của mọi người là gần giống như của tôi. Do đó không khó đặt bản thân người ta vào vị trí của người khác và nghĩ. Người thành công trong việc đặt bản thân mình vào chỗ của người khác hay đặt người khác vào chỗ của người đó, phát triển sự sáng suốt của người đó. Thế thì người đó có khả năng thấy các lưỡi bén nhọn bên trong người đó.
Mahavira đã đạt tới hiểu biết tối cao; Phật cũng vậy. Và mọi sáng khi Phật cầu nguyện ông ấy đã hỏi xin tha thứ cho toàn thế giới. Một hôm một người hỏi ông ấy, “Thầy đã đạt tới hiểu biết tối cao, giờ không ai bị thầy gây tổn thương, không ai có thể bị thầy gây tổn thương, thế thì tại sao thầy hỏi xin tha thứ?” Phật nói, “Ta nhớ những ngày dốt nát của ta, khi ta thường cảm thấy tổn thương ngay cả khi không ai làm ta tổn thương. Do đó cho dù ta không có ý gây hại cho người khác, nhiều người phải đang cảm thấy bị tổn thương vì ta, cho nên ta biết rằng đại dương bao la nhân loại dốt nát này tất cả đang bao quanh ta phải đang cảm thấy bị tổn thương vì ta cho dù ta không gây ra tổn thương. Họ đang phải chịu tổn thương, dù ta có là nguyên nhân hay không. Do đó ta phải xin tha thứ.”
“Nhưng thầy đã không gây ra tổn thương mà?” người này lại hỏi. Phật đáp, “Nhưng ta là cái cớ. Nếu như không có ta, không tổn thương nào sẽ là vì ta. Hiện hữu của ta là đủ để gây ra tổn thương. Do đó ta hỏi xin tha thứ. Việc tha thứ này không phải vì tội lỗi phạm phải nhưng vì tội đã xảy ra – cho dù ta đã không dính tay vào trong đó.”
Chúng ta ở trong trạng thái mà toàn thế giới đang làm phiền chúng ta. Chúng ta cảm thấy chúng ta hồn nhiên và phần còn lại của thế giới bị chất đầy bởi yếu đuối – rằng âm mưu lớn đang diễn ra chống lại chúng ta; rằng bạn là một mình, chống lại toàn thế giới! Đây là quan điểm của chúng ta. Và với quan điểm như vậy, bạn không bao giờ có thể thấy lưỡi bén nhọn bên trong bạn. Cho nên bạn bao giờ cũng sẽ phòng thủ cho bản thân bạn và người bao giờ cũng cố cứu bản thân mình, sẽ không bao giờ biết bản thân mình. Do đó người đó không bao giờ có thể cứu bản thân mình vì làm sao người đó có thể cứu được bản thân mình khi người đó không biết bản thân mình?
Cho nên điều đầu tiên là – quan sát bản thân bạn. Bạn gây ra bao nhiêu đau trong ngày – trong lời nói, khi bạn ngồi, khi bạn bước, bằng những cử chỉ của bạn, bằng nụ cười của bạn và bằng mắt hay môi bạn! ghi lại những vết thương bạn gây ra – đôi khi ngay cả không có bất kì lí do gì. Thế thì bạn sẽ đi tới nhận ra rằng đó là bản tính của bạn.
Mulla Nasruddin đang bước dọc đường. Một người trượt vỏ chuối và ngã. Nasruddin cười to. Khi anh ta đang cười, chân anh ta trượt trên miếng vỏ chuối khác và anh ta cũng ngã. Khi anh ta đứng dậy từ nền đất anh ta khoanh tay lại và nói, “Tôi xin cám ơn người, ôi Thượng đế! Giá mà tôi không cười trước, tôi chắc đã không bao giờ cười chút nào!” Bây giờ đó là lượt cười của người kia.
Khi chúng ta cười người khác, chúng ta không nghĩ; khi chúng ta lăng mạ người khác hay làm chướng tai gai mắt họ, chúng ta không nghĩ về điều chúng ta đang làm. Có thể là ngay lập tức chúng ta có thể thấy bản thân mình ở trong cùng tình huống đó. Nasruddin nói từ chính chiều sâu của người. Anh ta nói, “Chính điều tốt là giá mà tôi cười về sau khi các bàn đã bị lật!” Nasruddin là biểu tượng cho sự nực cười của toàn nhân loại. Khi nói về điều bản chất, anh ta là chính phần chiết ra của toàn thể tâm lí con người.
Chúng ta sẽ phải xem xét kĩ từng chuyển động của chúng ta, vì sợ rằng nó che giấu lưỡi bén nhọn bên trong bản thân nó. Bạn có chọc ai đó và nhân cơ hội bạn có nhận vui thích từ điều đó không? Có lẽ bạn đang chi phối ai đó, khẳng định quyền làm chủ của bạn trên ai đó, ra lệnh cho người khác – và nhận vui thích trong việc đó!
Một hôm Nasruddin bị bực mình với con anh ta. Cậu bé đang gây ra nhiều ồn ào. Anh ta ra lệnh cho nó, “Ngồi xuống đi thằng nhãi ranh!” Nhưng sau rốt nó là con trai của nhà Nasruddin! Nó nói, “Con không ngồi đâu!” “Thế thì đứng!” Nasruddin quát. “Dù mày ngồi hay đứng, mày sẽ phải vâng lời tao,” anh ta bảo con trai mình!
Đó là nỗ lực bền bỉ của tâm trí chúng ta để chi phối ai đó. Tại sao? Chính bởi vì khi chúng ta làm như vậy, chúng ta nữa cảm thấy chúng ta là cái gì đó. Chúng ta khó nhận biết về con người của chúng ta chừng nào chúng ta chưa đàn áp ai đó. Số người trong việc nắm giữ của tôi càng lớn, tôi càng trở thành người vĩ đại hơn. Chúng ta không có cách đo nào khác để đo sự vĩ đại của một người. Bao nhiêu người sẽ khổ nếu anh ta siết chặt nắm tay của mình? Người đó là vĩ đại thế!
Chúng ta tham gia vào việc đè đầu cưỡi cổ thật nhiều người nhất có thể. Và không phải một mình kẻ thù chẹn tay họ trên cổ bạn; những người chúng ta gọi là bạn bè, họ nữa cũng để ngón tay cái của họ lên cổ bạn. Và việc nắm giữ của kẻ thù đôi khi có thể chùng lỏng hơn – việc nắm giữ của bạn bè không được chùng lỏng thế! Những người có quan hệ với chúng ta, họ nữa, bao giờ cũng thử điều tra việc nắm giữ của họ lên bạn. Khoảnh khắc họ cảm thấy việc nắm giữ của họ giảm bớt đi, họ được chất đầy bởi sợ việc mất nắm giữ của họ!
Mọi điều này là những lưỡi bén nhọn của chúng ta. Những điều này là bạo hành của chúng ta. Lão Tử nói, “Làm nhụt lưỡi bén nhọn của chúng.” Nếu bạn ước ao tiến tới rỗng, bạn sẽ phải phá huỷ những lưỡi này, bỏ chúng, gạt chúng sang bên. Nhưng ai có thể làm điều này? Duy nhất người sẵn lòng sống trong bất an ninh. Chúng ta để lính gác có vũ trang ở cửa nhà vì chúng ta muốn bảo vệ. Lính gác có vũ trang chứng tỏ theo cách tinh vi rằng chúng ta đặt việc phòng thủ khắp quanh tính cá nhân của chúng ta.
Từ “Con đường Đạo”, T.2, Ch.13, Chết của bản ngã và lối vào huyền