Người chín chắn bao giờ cũng hỏi: “Đích của cuộc sống là gì? Tại sao chúng ta phải sống và để làm gì?” Không chỉ trong thời đại này mà trong nhiều thời đại quá khứ, câu hỏi này đã từng được những người thông minh nêu ra. Mọi tôn giáo và triết lí đã được sinh ra trong và quanh câu hỏi này. Đích là gì? Chủ định là gì? Mục đích là gì và mọi thứ kết thúc là cái gì? Những người không hỏi các câu hỏi này bị người khôn coi là người dốt và không thông minh. Với họ, họ dường như đang dẫn dắt cuộc sống không đích, không chủ định. Được xét trong hoàn cảnh này, phát biểu của Lão Tử gây choáng. Lão Tử nói, “Người sống với chủ định không chỉ không đạt tới đích của người đó mà còn đánh mất cuộc sống của mình. Người đó không bao giờ đạt tới mục đích của mình và phá huỷ cuộc sống của mình trong mặc cả. Người biết nghệ thuật dẫn dắt cuộc sống vô tham vọng, một mình người đó sống. Một mình người có thể sống cuộc sống trong tính đầy đủ của nó là người có đích không đi ra ngoài khoảnh khắc hiện tại.”
Chúng ta sẽ phải cố và hiểu điều này từng bước một vì rất khó cho tâm trí nắm được. Tâm trí không thể tồn tại trong một khoảnh khắc mà không có đích. Chúng ta có thể tồn tại mà không có bất kì cái nhìn nào về tương lai nhưng với tâm trí điều đó là không thể được. Nếu không có mục đích để nhìn tới, tâm trí vụn ra, vỡ ra. Do đó, tâm trí sẽ gặp khó khăn lớn trong việc hiểu lời kinh này. Thực tại, tâm trí là đối lập với sự sống. Điều này phải được hiểu từ nhiều góc độ. Thứ nhất, mọi nỗ lực để hiểu thấu sự sống là vô nghĩa. Khi một câu hỏi vẫn còn như nó đã vậy, không thành vấn đề chúng ta tìm ra giải pháp nào cho nó, thế thì mọi nỗ lực của chúng ta là vô tích sự. Chẳng hạn; mọi người hỏi: “Ai đã tạo ra trái đất?” Đây là câu hỏi vô nghĩa theo nghĩa rằng cho dù chúng ta đáp lại là ‘A’ đã tạo ra trái đất, câu hỏi vẫn còn như nó đã vậy, vì thế thì câu hỏi nảy sinh, “Ai đã tạo ra ‘A’?” Không thành vấn đề chúng ta tìm ra bao nhiêu câu trả lời cho điều này, câu hỏi vẫn còn lại hệt vậy ở lúc cuối. Điều này xảy ra vì chúng ta đã coi đương nhiên là không cái gì có thể tồn tại mà không được tạo ra. Đây là lỗi, và lỗi này vẫn còn với chúng ta mãi mãi. Nếu ai đó trả lời, “Thượng đế đã tạo ra trái đất,” thế thì câu hỏi nảy sinh, “Ai đã tạo ra Thượng đế?” Bạn không thể nói rằng không ai đã tạo ra Thượng đế, vì thế thì câu hỏi khởi đầu của bạn chắc sẽ là sai. Trong trường hợp đó, thế giới cũng có thể tồn tại, không được tạo ra. Cho nên câu hỏi này dẫn tới việc quay lui vô hạn.
Cùng lỗi này bị phạm phải đối với chủ định của cuộc sống. Khi chúng ta hỏi, “Chủ định của cuộc sống là gì?” thế thì chúng ta bắt đầu với giả định rằng không cái gì có thể hiện hữu mà không có chủ định. Đây là ngụ ý chúng ta đã chấp nhận bên trong bản thân chúng ta. Nhưng chúng ta đang bị sai vì bất kì mục đích nào chúng ta ngụ ý đều lại đặt ra cùng câu hỏi. Chẳng hạn, người tôn giáo sẽ nói, “Chủ định của cuộc sống là đạt tới Thượng đế.” Nhưng thế thì điều đó lại có thể được hỏi, “Đích là gì trong việc đạt tới Thượng đế? Chúng ta sẽ đạt tới cái gì? Và nếu đã đạt tới rồi thì cái gì tiếp?” Câu hỏi này đứng đó không được trả lời. Người khác có thể nói rằng chủ định của cuộc sống là để đạt tới phúc lành nhưng thế thì, đích của phúc lành là gì? Cho nên câu hỏi này là vô nghĩa. Nó là vô nghĩa vì không câu trả lời nào phá huỷ được câu hỏi này. Xin lưu ý: không câu trả lời nào.
Bạn có thể nghĩ: phải có câu trả lời nào đó cho những câu hỏi này chứ. Nhưng không thành vấn đề bạn đem tới câu trả lời nào cho chúng, điều đó sẽ là vô dụng. Cùng câu hỏi này có thể lại được hỏi mặc cho x, y, z, bạn đang đưa ra làm lời giải. Chẳng cần tôi biết câu trả lời cho câu hỏi này là gì vì dù câu trả lời có là bất kì cái gì, câu hỏi này trong bản thân nó là vô nghĩa. Không câu trả lời có chủ định nào có thể được tìm ra.
Câu hỏi này vẫn còn đó mặc cho bất kì nỗ lực nào để giải thích. Tuy nhiên những người được cho là khôn và có suy nghĩ trong thế giới này, vẫn đi cổ vũ mọi người không sống một cuộc sống vô dụng. Phải có chủ định để sống: sống để phục vụ, sống vì chân lí, sống vì Thượng đế. Họ cảnh báo chúng ta đừng phạm sai lầm sống chỉ vì sống. Người như vậy không được chuẩn bị để tin rằng sự sống là mục đích riêng của nó, rằng sự sống là đủ lên bản thân nó và không có nhu cầu tìm kiếm mục đích bên ngoài nó. Với người đó con đường của cuộc sống phải đạt tới đích đến. Trí tuệ của người đó không thể hiểu thấu sự kiện rằng bản thân cuộc hành trình có thể là đích đến, cho nên người đó tạo ra đích đến cho bản thân mình. Nhưng không đích đến nào có thể là đích đến vì chúng ta lại có thể hỏi: “Chủ định của đích đến này là gì? Cái gì xảy ra tiếp?”
Cuộc sống có chủ định làm hài lòng cả tâm trí và bản ngã. Bản ngã không thể làm đầy bản thân nó mà không có mục đích. Do đó, chủ định càng lớn, bản ngã càng lớn. Nếu bạn sống chỉ vì một mình gia đình bạn, bản ngã của bạn không lớn như nó sẽ vậy nếu bạn sống vì đất nước của bạn. Điều này nữa cũng không lớn như nó sẽ lớn nếu bạn sống vì toàn thể nhân loại. Bạn có thể thổi phồng bản ngã của bạn thậm chí hơn nữa nếu bạn bắt đầu sống vì toàn thể vũ trụ. Mục đích càng cao, bản ngã càng lớn; mục đích càng nhỏ, bản ngã càng nhỏ. Với mục đích cao hơn tôi ngụ ý chu vi một người tạo ra quanh mọi người càng lớn. Mục đích cao hơn cũng có nghĩa là mục đích phi cạnh tranh. Nếu bạn tìm kiếm của cải, sẽ có nhiều cạnh tranh vì nhiều người khác đi tìm vàng. Nếu bạn tìm phục vụ, sẽ có rất ít cạnh tranh vì rất ít người tìm việc phục vụ. Nếu bạn tìm kính trọng cho bản thân bạn, bạn sẽ đối diện với cạnh tranh kiên quyết vì từng người đều tìm kính trọng và tôn vinh cho bản thân mình. Nhưng nếu bạn tìm tôn vinh cho đất nước của bạn, tôn giáo của bạn, đẳng cấp của bạn, cạnh tranh sẽ nhỏ hơn. Bạn có thể đối diện với cạnh tranh từ các nước khác, nhưng không bao giờ ở bên trong nước riêng của bạn.
Bạn tạo ra bản ngã của bạn rất dễ dàng. Cho nên mục đích càng lớn, càng dễ cho bản ngã thiết lập bản thân nó. Bản ngã bao giờ cũng nói ngôn ngữ của đích và chủ định. Đây là lí do tại sao chúng ta dạy mọi đứa trẻ ngôn ngữ của bản ngã. Trẻ con không có động cơ; không có chủ định cho hành động của chúng. Nếu đứa trẻ đang chơi và chúng ta hỏi nó tại sao nó chơi, câu hỏi của chúng ta sẽ dường như là kì lạ với nó. Nó sẽ không hiểu các cái tại sao và vì sao của người lớn. Với nó việc chơi là đủ. Khi chúng ta chơi, một phần chú ý của chúng ta bao giờ cũng hướng tới lí do đằng sau việc chơi. Với đứa trẻ việc chơi của nó là đủ lên bản thân việc chơi, nhiều tới mức nó chẳng nhắm tới cái gì bên ngoài việc chơi. Niềm vui trong chơi là trong bản thân việc chơi. Đứa trẻ không mong đợi thu được cái gì đó từ trò vui của nó. Chính hành động chơi là mọi vui thú nó tìm thấy. Phương tiện và phương pháp không tách rời; chúng là một và cùng một.
Nhưng đứa trẻ như vậy không thích hợp để đương đầu với những tranh đấu của cuộc sống. Cho nên chúng ta loại nó khỏi thế giới trò chơi của nó và đưa nó vào tham vọng và thành đạt. Chúng ta sẽ phải giáo dục nó để cho nó có thể đảm bảo an toàn việc làm trong tương lai, nó có thể tích luỹ của cải. Chúng ta sẽ phải hướng cuộc sống của nó trên những đường này: nơi mục đích bao giờ cũng trong tương lai và có công việc, công việc và chỉ công việc.
Mục đích bao giờ cũng trong tương lai và nỗ lực bao giờ cũng trong hiện tại. Đứa trẻ sẽ học toán học, nhưng nó sẽ không nói rằng nó học toán vì niềm vui với toán. Nó biết nó đang chịu đựng căng thẳng và chán chường của việc học để cho nó có thể thu được ích lợi từ việc học đó về sau. Nó đỗ các kì thi và thế rồi nó sẵn sàng đối diện với các tranh đấu của cuộc sống. Từng đứa trẻ đều phải được kéo ra khỏi cuộc sống không đích của nó và được cho vào cuộc sống của các đích và tham vọng. Mọi phương pháp giáo dục của chúng ta đều có xu hướng nhắm tới điều này. Điều này là cần thiết, điều này phải được thừa nhận; nó là sự cần thiết của cuộc sống. Nếu đứa trẻ không được kéo vào điều này, nó không thể trở thành một phần của xã hội nó đang sống trong. Có lẽ sẽ khó cho nó sống còn với đa dạng thứ nó phải đối diện trong cuộc sống. Nó sẽ thất bại trong cuộc tranh đấu về sự sống còn của kẻ mạnh nhất, điều là luật không tránh khỏi của cuộc sống.
Jesus đã nói với đệ tử của ông ấy, “Tại sao các ông lo nghĩ về bánh mì hàng ngày? Nhìn hoa, nhìn chim đi. Chúng không có phương tiện mà chúng cũng không lo nghĩ; và vậy mà chúng được nuôi dưỡng. Nhìn những hoa loa kèn trên cánh đồng! Ngay cả vua Solomon trong bộ hoàng bào oai nghiêm cũng không thể sánh được với chúng về cái đẹp và oai vệ. Chúng không dệt sợi thành vải, cũng không trồng bông; và vậy mà chúng trần trụi, chúng là vô song trong cái đẹp của chúng.” Jesus nói đích xác điều Lão Tử đã nói trước ông ấy; và ông ấy là đúng.
Nhưng hỡi ôi, chúng ta bất lực! Người không thể được bỏ lại một mình như hoa loa kèn trên cánh đồng. Người cũng không thể kiếm hạt lúa mì như chim. Người đã cắt đứt mối quan hệ của mình với thế giới con vật. Người đã tiếp quản trách nhiệm riêng của mình và do đó người phải đi vào thế giới của tranh đấu. Mặc dầu đúng là cuộc sống không có mục đích, chúng ta phải dạy cho từng người về các đích của cuộc sống. Điều này là phi chân lí nhưng cần thiết để sống – cái xấu cần thiết.
Nhưng có thể thoát ra khỏi cái xấu cần thiết này. Khi một người siêu việt trên cái xấu này, người đó tìm thấy cuộc sống của mình được làm phong phú theo cách rất sâu lắng. Trở thành đứa trẻ lần nữa là làm giầu cho cuộc sống và làm đầy nó bằng sự tràn trề. Thế thì toàn thể cuộc tranh giành quyết liệt về sự sống trở thành vở kịch đơn thuần.
Sâu bên trong mình, chúng ta biết rằng sự sống không có đích; từng khoảnh khắc của sự sống đều là mục đích lên bản thân nó. Nơi chúng ta hiện hữu, điều chúng ta hiện hữu – đó là chính sự hoàn thành và hoàn hảo của cuộc sống. Chúng ta không nên sống vì ngày mai, vì thế thì chúng ta đang bỏ lỡ việc sống hôm nay; và khoảnh khắc đó bị mất đi không bao giờ quay lại. Bên cạnh đó, người mắc vào thói quen bỏ lỡ hiện tại, cũng bỏ lỡ tương lai của mình nữa; vì khi ngày mai trở thành hôm nay, nó mất đi sức hấp dẫn của nó. Nhớ, bất kì khi nào ngày mai tới, nó tới chỉ dưới dạng của hôm nay. Nếu chúng ta đã trở nên quen hi sinh hôm nay của chúng ta cho ngày mai, toàn thể cuộc sống chúng ta sẽ trở nên bị hi sinh theo cách này. Chung cuộc chúng ta thấy rằng không cái gì ngoại trừ chết tới trong tay.
Tất cả chúng ta đều làm mất các kiếp sống của mình theo cách này. Điều chúng ta gọi là hôm nay thì hôm qua đã là ngày mai, nhưng hôm qua chúng ta đã bỏ lỡ vì lợi ích của ngày mai và chúng ta cứ tiếp tục như vậy, làm phí hoài mọi khoảnh khắc của chúng ta. Thế rồi một hôm chúng ta thấy chẳng có gì trong tay chúng ta ngoại trừ tro của hi vọng của chúng ta. Tham vọng không đem chúng ta đi bất kì chỗ nào và chúng ta làm mất cuộc sống trong việc mặc cả. Không nhiều hơn một khoảnh khắc đã bao giờ được trao cho chúng ta. Không người nào được cho hai khoảnh khắc một lúc. Khoảnh khắc này là một phần nhỏ vô cùng của thời gian, cái không bao giờ tĩnh tại nhưng là quá trình chạy thường xuyên cứ mờ dần trong hư không. Nó hầu như không tới tay và nó bị mất đi. “Nếu chúng ta cống hiến khoảnh khắc đang trôi qua này cho bất kì chủ định nào,” Lão Tử nói, “chúng ta tước cuộc sống khỏi bản thân chúng ta.” Chủ định đó có thể là bất kì cái gì. Dù đó là việc theo đuổi nhỏ mọn về của cải hay những mục đích cao cả về tôn giáo, điều đó không tạo ra khác biệt. Dù bạn hứng khởi vươn tới các địa vị cao ở đây hay ngồi trên ngai vàng moksha ở kia, tất cả đều như nhau. Ham muốn về ngày mai là chất độc trong bản thân nó, vì nó phá huỷ sự sống của thân thể.
Khoảnh khắc này không thể được sống cho bản thân nó sao? Tại sao chúng ta không thể coi nó là đầy đủ trong bản thân nó? Điều này không có nghĩa là nếu bạn định đáp chuyến tầu hoả ngày mai bạn sẽ đáp chuyến tầu hôm nay! Nó cũng không có nghĩa là bạn không thể tra cứu bảng giờ tầu hôm nay nếu bạn sẽ đi ngày mai. Nó cũng không có nghĩa rằng nếu dự án cơ xưởng của bạn được dự định hoàn thành trong thời gian một năm, bạn sẽ không làm thu xếp nào cho nó vào hôm nay. Những câu hỏi như vậy nảy sinh trong tâm trí mọi người: “Mình phải quyết định hôm nay rằng mình phải dậy sớm ngày mai để đáp chuyến tầu hoả!”
Chúng ta hãy cố hiểu điều này thêm một chút thế thì nó sẽ trở nên rõ ràng. Khi bạn làm quyết định, quá trình đó thuộc về khoảnh khắc hiện tại vì chính trong khoảnh khắc này bạn đang làm quyết định đó. Cho nên nhận nhiều nhất có thể được những vui thích và quan tâm trong nó đi. Làm quyết định là vui thích trong bản thân nó. Cho nên bạn tận hưởng vui thích của quyết định của bạn rằng sáng mai bạn sẽ dậy lúc 5:00 giờ sáng. Đây là quyết định của bạn cho khoảnh khắc đó, cho nên để nó hoàn thành, ở đây và bây giờ. Thế rồi, sáng mai lúc 5:00 giờ, tận hưởng vui thích của việc dậy. Không để khoảnh khắc hiện tại bị dành cho lo âu về sự kiện rằng ngày mai bạn phải dậy lúc 5:00 giờ. Và thế rồi ngày mai, khi bạn dậy lúc 5:00 giờ bạn sẽ bị lo nghĩ về liệu bạn có tới tầu hoả đúng giờ không. Thế rồi khi bạn đáp chuyến tầu bạn sẽ lo nghĩ về các lo âu thêm nữa. Do vậy, mọi khoảnh khắc trượt dần đi và chúng ta bị chiếm hết thời gian vào các lo âu tương lai. Thế thì chúng ta không bao giờ có thể là một với sự tồn tại.
Sống trong hiện tại không có nghĩa bạn không thể lập kế hoạch cho tương lai. Thay vì thế, nó có nghĩa rằng cuộc sống không chỉ là lập kế hoạch cho tương lai. Sống chính là cuộc sống. Và chỉ có thể sống ở đây và bây giờ trong khoảnh khắc này, và không trong bất kì khoảnh khắc khác nào.
Một mặt chúng ta thấy cuộc sống không đích của người khờ, người bị ném đi đây đó bởi thăng trầm của cuộc sống. Bước đi trong lờ phờ và đần độn bởi sự thờ ơ, người đó đi bất kì chỗ nào cuộc sống đẩy người đó đi. Người đó đã không nắm cuộc sống trong tay riêng của mình; và người đó giống như lá khô. Kiểu sống này cũng là sống không đích. Mặt khác, chúng ta thấy người bao giờ cũng chạy để đạt tới đích. Những người như vậy chúng coi như người khôn và trí thức. Cuộc sống của người đó là cuộc sống của tham vọng, trong đó từng khoảnh khắc bị hi sinh cho khoảnh khắc sắp tới. Người này mãi mãi đầu tư khoảnh khắc của hôm nay cho ngày mai, và khoảnh khắc của ngày mai cho ngày kia. Người đó dùng cả cuộc sống trong theo đuổi vô tích sự cho tới khi chết chung cuộc cướp người đó. Có lẽ người ngốc đơn giản còn tốt hơn anh ta, vì có thể là tâm trí trống rỗng của anh ta có thể bắt được một hay hai thoáng nhìn về cuộc sống.
Lão Tử nói về kiểu người thứ ba. Ông ấy nói về cuộc sống trống rỗng tham vọng và cạnh tranh. Đây là kiểu người khác toàn bộ. Người đó không lười không bị ám ảnh. Người đó không chạy trốn khỏi cuộc sống cũng không là cái xác chết, bất động với dòng đời. Người đó cũng không giống kiểu người thứ hai mà chạy xô điên cuồng khắp nơi. Người đó là kiểu người khác toàn bộ, kiểu thứ ba. Khi người này chạy, đó không là để đạt tới cái gì đó. Từng bước người đó đi đều là cội nguồn của vui vẻ cho người đó.
Kiểu người thứ ba này không bao giờ khổ vì thua hay thất bại, và do đó không bao giờ mong manh với buồn. Người đó không bao giờ khổ vì thất vọng vì người đó không bao giờ xây dựng hi vọng trên bất kì cái gì. Người đó sống từng khoảnh khắc trong sự đầy đủ của nó, trong chính bản chất của nó. Người đó không bao giờ hối tiếc rằng cuộc sống của người đó đã bị dùng một cách vô tích sự và người đó đã không đạt tới mục đích của mình, vì người đó không bao giờ đặt mục đích cho bản thân mình trong cuộc sống. Người này sẽ tuyên bố rằng người đó đã sống từng khoảnh khắc của đời mình, rằng người đó đã chắt chiu điều bản chất của cuộc sống một cách đầy đủ. Người như vậy hiệp một với chết nữa, rất rất vui vẻ, vì bất kì cái gì tới trước người đó, người đó chấp nhận và sống trong nó; bất kì cái gì người đó thu được, người đó tận hưởng tới điểm cao nhất, không bỏ lại một giọt kinh nghiệm nào đằng sau mà sẽ cần được hoàn thành về sau.
Người như vậy thậm chí còn chạy nhanh hơn những người tham vọng. Bạn phải nhận biết về sự kiện rằng khi một người bị đè nặng bởi gánh nặng về đích đến của mình, chân người đó kéo lê theo cùng cách dường như người đó có vật nặng đè trên đầu. Thế thì việc bước đi là việc mệt mỏi. Điều đó có bao giờ xuất hiện với bạn không? – Con đường bạn đi qua vào sáng sớm khi bạn đi dạo vẫn là cùng con đường bạn bạn bước tới công việc của bạn. Trời phía trên vẫn vậy, và hai chân của bạn mang bạn đi trong cả hai trường hợp. Nhưng vào buổi sáng bạn thấy bước chân của bạn nhẹ nhàng và nhún nhảy; hơi thở của bạn nữa cũng khác. Với cùng chân ấy bạn bước theo cùng cách tới văn phòng nhưng mọi thứ trải qua thay đổi vì điều tệ hơn. Buổi sáng khi bạn bước, bạn không có chỗ nào để đạt tới. Hành động bước đi là đủ trong bản thân nó. Niềm vui bước đi mà bạn đã trải nghiệm vào buổi sáng là hoàn toàn bị thiếu lúc buổi trưa khi bạn bước tới văn phòng. Có thể là bạn có thể bắt gặp người khác, người đã đi dạo vào buổi trưa. Trạng thái của người đó chắc sẽ đích xác là trạng thái của bạn đã có vào buổi sáng. Nhưng một người có thể chuyển việc bước đi giải trí của mình vào cả nghĩa vụ tôn giáo nữa. Người đó phải dậy lúc năm giờ sáng và đi dạo. Thế thì người đó sẽ bỏ lỡ niềm vui, phúc lạc của việc bước; vì thế thì người đó sẽ bước đi dường như người đó đi tới văn phòng hay cửa hàng của mình. Người đó sẽ trở về từ việc bước đi với cảm giác về một nhiệm vụ được hoàn thành.
Khi có mục đích đang xem xét, từng hành động trở thành gánh nặng. Nơi không có tham vọng, trạng thái nhẹ nhàng và tự do nảy sinh. Gánh nặng càng ít, khả năng phúc lạc càng lớn. Một người càng bị nặng gánh, cuộc sống càng dường như nặng hơn. Nó là cái gì đó để được sống bằng cách nào đó. Chúng ta đổi mọi thứ thành nhiệm vụ chứ không phải là trò chơi. Nếu bạn hiểu rõ Lão Tử, bạn sẽ thấy ông ấy coi cuộc sống không là gì ngoài trò chơi. Chúng ta, mặt khác, biến mọi trò chơi của mình thành nhiệm vụ. Sự tập trung trên mặt chúng ta và cái nhìn trong mắt chúng ta khi chơi để lộ sự kiện ‘rằng nó là nhiệm vụ’ cho chúng ta chứ không phải là trò chơi.
Những người chơi bài không tận hưởng trò chơi này chừng nào chưa có số tiền nào đó bị thua. Khi tiền có tham gia, trò chơi trở thành nhiệm vụ, nó có mục đích. Ngay cả người giầu tận hưởng chơi bài chỉ nếu có tiền tham gia, dù là một ru pi. Một ru pi này chẳng tạo ra khác biệt cho ông ta, nhưng nó lập nên mục đích. Bây giờ trò chơi trở thành thú vị và kích động. Trò chơi trong bản thân nó là không đủ. Một ru pi mang tới thay đổi thế! Tiền đã xuyên thấu sâu bên trong chúng ta tới mức nó cần được đưa vào thể thao của chúng ta nữa. Mọi thứ phải trở thành công việc để cho người tận hưởng.
Làm việc vì đích ngụ ý rằng từng công việc được tiến hành là vì cái gì đó khác hơn bản thân công việc. Vui thích là trong việc đạt tới kết thúc, công việc là điều cần thiết. Nếu chúng ta có thể đạt tới kết thúc mà không có nỗ lực, chúng ta sẽ nhanh chóng dừng làm việc. Vì không cái gì được đạt tới mà không có làm việc vì nó, chúng ta phải làm việc. Cho nên chúng ta biến thể thao của mình thành nghề nghiệp.
Yêu cũng được biến thành bổn phận. Nếu người đàn bà chăm sóc con cô ấy, cô ấy coi việc chăm sóc là việc phục vụ cô ấy đang làm cho nó. Chồng làm việc cho vợ coi điều đó là nghĩa vụ với cô ấy. Mọi người tới tôi. Họ nói: “Chúng tôi phải hoàn thành nghĩa vụ của chúng tôi là người chủ hộ.” Nếu bạn đang làm nghĩa vụ của bạn, thế thì đó không phải là việc làm của chủ hộ mà bạn đang chăm nom mà đấy là cửa hàng! Nhà phải ngụ ý là nơi cư ngụ của phúc lạc cho bạn. Nếu chồng kiếm tiền vì anh ta phải hỗ trợ vợ, hay nếu người mẹ nuôi dưỡng con cô ấy vì lí do đơn giản rằng nó đã được sinh ra cho cô ấy và do vậy cô ấy phải nuôi nấng nó, thế thì đây chỉ là bổn phận tẻ nhạt bị ép buộc phải thực hiện. Khi chúng ta đặt chủ định cho mọi điều chúng ta làm, mọi hành động trở thành gánh nặng. Không cái gì là trò chơi với chúng ta. Chúng ta không bao giờ say mê về bất kì cái gì, trong một khoảnh khắc, tới mức chúng ta quên đi lo âu về cái ở bên ngoài. Không một khoảnh khắc nào chúng ta có đó mà chúng ta thực tại hiện hữu. Tâm trí cứ ngao du mãi mãi ở đâu đó khác.
Từ “Con đường Đạo”, T.3, Ch.3 Cuộc sống vô đích, thái độ mời gọi và việc hiểu mềm dẻo