Hiệp một giữa thân và hồn

Làm cho hồn phách hiệp một, không thể chia lìa, đặng không?

 

Chúng ta được nói cho về một chân lí không thể phân chia. Vậy mà những người nói về chân lí không thể phân chia cũng phân chia hồn và thân thành hai; họ cũng tin thân và hồn là tách rời. Nếu có khác biệt giữa thân và hồn, thế thì thế giới và Thượng đế nhất định là tách rời. Giả định hơi chút thôi về khác biệt làm nảy sinh nhị nguyên, cho nên một tình huống rất mâu thuẫn xảy ra: người tin vào sự thống nhất bất nhị cũng tin vào nhị nguyên của mọi thứ.

Trong lời kinh này, Lão Tử đang đặt hòn đá tảng của bất nhị. Lão Tử nói: “Thượng đế và vũ trụ không thể là một chừng nào chưa có hiệp một giữa thân và hồn.” Chừng nào chưa có kinh nghiệm về hiệp một giữa thân và hồn, không thể có kết hợp chặt chẽ giữa vật chất và ý thức.

Cái gọi là người tôn giáo sẽ thấy điều này là khó chấp nhận. Nếu một người tin bản thân mình bị phân chia bên trong, người đó không thể chấp nhận sự tồn tại là một. Chỉ người được toàn vẹn bên trong bản thân mình có thể biết sự tồn tại là một, một toàn thể không phân chia. Thế giới là thân thể được mở rộng; ý thức là linh hồn vũ trụ khổng lồ. Nếu ý thức của tôi tách rời khỏi thân thể tôi, ý thức của Thượng đế nhất định là tách xa và tách rời khỏi thế giới. Lão Tử nói: “Nếu thân và hồn có thể được giữ hiệp một, thế thì một mình là khả năng không thể phân chia” – thế thì một mình có thể là việc nở hoa toàn thể hội nhập.

Làm sao những phân biệt này giữa thân và hồn xảy ra? Nếu chúng ta biết điều này, chúng ta sẽ hiểu sự hợp nhất của chúng nữa.

Khi đứa trẻ được sinh ra, nó không ý thức về bất kì khác biệt nào giữa thân và hồn. Thân và hồn phát triển như một sự tồn tại. Nhưng những điều cần thiết của cuộc sống – văn hoá, xã hội, an ninh – bắt đầu dạy chúng ta phân biệt giữa thân và hồn. Khi đứa trẻ cảm thấy đói, nó được dạy rằng không nhất thiết nó phải ăn bất kì khi nào nó đói; cần kiểm soát cơn đói. Đây là việc thu xếp không tránh khỏi của cuộc sống. Đứa trẻ cần được dạy tự kiểm soát. Nó phải học rằng không phải phận sự của nó là thoả mãn nhu cầu của thân thể nó lúc và khi các nhu cầu này nảy sinh. Điều không bản chất là nó phải ngủ khi nó buồn ngủ hay nó phải làm dịu cơn khát ngay khi cơn khát nảy sinh.

Ngay khi đứa trẻ học cách tự kiềm chế, nó bắt đầu cảm thấy bản thân nó là tách rời khỏi thân thể nó. Thân thể cảm thấy đói và nó kiềm chế cơn đói của nó; thân thể cảm thấy buồn ngủ và nó cấm thân thể ngủ. Thế rồi nó tin bản thân nó là tách rời và khác với cái nó kiểm soát.

Khi đứa trẻ phát triển sức mạnh để kiểm soát, hoà hợp của thân và hồn nảy ra vết nứt. Khi kiểm soát tăng lên, chỗ nứt trở nên ngày càng lớn hơn. Vực thẳm càng lớn, sự việc trở nên càng khó cho nó cảm thấy là một với sự tồn tại, vì người thấy điều đó là khó, chính là người có cái ngã riêng, thấy không thể nào là một được với thân thể lớn hơn của vũ trụ.

Nhị nguyên bắt rễ sâu nảy sinh từ sự cần thiết của sự sống. Nó là hữu dụng, nhưng nó không phải là thực tại. Điều không thiết yếu là mọi thứ hữu dụng trong cuộc sống đều là chân lí. Nhiều lần, phi chân lí biến thành hữu dụng hơn. Phi chân lí này là rất hữu dụng. Cho nên nó phải được trau dồi. Nhưng nếu tâm trí chúng ta mãi mãi trong kiểm soát và chúng ta thấy khó gỡ thoát bản thân chúng ta ra khỏi những phi chân lí hữu dụng này, chúng sẽ chứng tỏ là tự tử.

Cần phát triển kiềm chế và kiên nhẫn chịu đựng. Hoàn cảnh cần thiết của thân thể nảy sinh và sức mạnh để kiểm soát chúng cần được phát triển. Dần dần người mà trong mình các nhu cầu nảy sinh trở nên khác biệt với người kiểm soát nhu cầu. Khoảnh khắc trí tuệ và ham muốn xuất hiện phân biệt lẫn nhau, các thứ chia chẻ thành hai bên trong chúng ta. Thế thì, trong cả đời mình, chúng ta bị trăn trở bởi xung đột giữa hai phần này bên trong chúng ta. Toàn thể cuộc sống của chúng ta trở thành cuộc vật lộn bên trong. Ham muốn mãi mãi khẳng định bản thân chúng và trí tuệ mãi mãi khẳng định các yêu cầu riêng của nó. Thế thì dần dần, mọi thứ bên trong chúng ta chia thành hai.

Các nhà tâm lí nói rằng chúng ta bắt đầu coi phần thân dưới rốn là phần thấp kém của chúng ta không chỉ bởi vì nó ở vị trí thấp hơn mà còn vì chúng ta nghĩ về nó là thấp kém. Chúng ta thiết lập căn cước với nửa trên của thân và cắt mọi kết nối với nửa thấp. Chúng ta cảm thấy dường như phần thấp của thân không thuộc về chúng ta và rằng chỉ nửa trên là chúng ta, phần thấp dần bị đồng nhất với ham muốn. Rốt cuộc, trí tuệ được định tâm trong đầu. Đây là lí do tại sao chúng ta nhận ra bản thân chúng ta chỉ bằng mặt của chúng ta.

Phần còn lại của thân chúng ta che giấu đi. Không phải là giấu khỏi mưa hay nóng hay tuyết, mà bởi vì chúng ta không muốn đồng nhất bản thân chúng ta với bất kì phần nào khác của bản thân chúng ta ngoại trừ cái đầu, nơi trí tuệ được đặt vào. Chính một sự kiện thú vị là nếu bạn được đề nghị xác định thân thể bạn trừ cái đầu, bản thân bạn sẽ không xác định được nó. Việc nhận diện của chúng ta được kết nối chỉ với trí tuệ của chúng ta. Phần còn lại của thân thể chúng ta đã bị bỏ sang bên như là nạn nhân của ham muốn của chúng ta. Điều này đã tạo ra những hiệu quả có ảnh hưởng sâu rộng về điều chúng ta sẽ nói về sau.

Trong lời kinh thứ nhất này Lão Tử nói: “Làm cho hồn phách hiệp một, không thể chia lìa, đặng không?” Nếu thông minh của tôi và giác quan của tôi được phối hợp chặt chẽ, không nhị nguyên, không rối loạn nào từ những mâu thuẫn có thể hình thành bên trong tôi. Nhưng nếu hai phần này không được trộn lẫn, nếu trí tuệ và giác quan bị phân chia và tôi phá huỷ mọi chiếc cầu giữa chúng, cái ‘tôi’ không thể tránh được việc tan rã sẽ xuất hiện trong bản thân tôi. Đây là trạng thái tinh thần phân liệt mà nhà tâm lí học nói tới, trạng thái tồn tại trong từng người trong chúng ta tới mức độ nào đó. Khi một người trở nên quá bị tan rã bên trong bản thân người đó, người đó phát điên. Bằng cách nào đó chúng ta xoay xở giữ cho bản thân chúng ta ở dưới mức nguy hiểm. Cái cân giữ cân bằng mong manh giữa lành mạnh và điên. Chúng ta bị lôi kéo vào cuộc vật lộn sâu bên trong bản thân chúng ta. Có xung đột thường xuyên, chống đối, thù địch ở bên trong. Chúng ta ở trong chiến tranh với mọi thứ bên trong bản thân chúng ta.

Một phong trào mới vừa mới được bắt đầu ở phương Tây, đặc biệt ở Mĩ. Phong trào này là nỗ lực làm tăng tính nhạy cảm của mọi người. Người ta thấy rằng người đã gần như mất nhạy cảm của mình. Chúng ta chạm, nhưng cái chạm của chúng ta là chết; chúng ta nhìn, nhưng cái nhìn của chúng ta là mù; chúng ta nghe, nhưng đó chỉ là âm thanh đi qua tai. Không cái gì đi tới tim. Chúng ta nói về yêu, chúng ta làm tình, nhưng yêu của chúng ta không có sức sống. Trái tim thương yêu dường như trống rỗng đam mê. Yêu của chúng ta là nhân tạo. Chúng ta làm mọi thứ, nhưng mọi hành động của chúng ta là rỗng, trơ ì, máy móc, trống rỗng mọi nhạy cảm. Nhạy cảm phải được mang trở lại.

Các nhà tâm lí nói rằng nếu chúng ta không phục hồi tính nhạy cảm của người, sẽ khó cứu người khỏi tuyệt chủng vào cuối thế kỉ này. Cứ như hiện tại, chỉ vài người đang trở nên điên, nhưng số lớn người sẽ sớm bắt đầu đánh mất sự lành mạnh của họ. Tính nhạy cảm phải được phục hồi. Nhưng làm sao?

Nếu bạn có bất kì kí ức nào về thời thơ ấu, bạn sẽ nhớ rằng có thời đoá hoa đang nở giữ vẻ quyến rũ không thể giải thích được với bạn. Cái đẹp của nó gợi lên đáp ứng sâu bên trong bạn. Hoa nở ngay cả bây giờ nhưng cái đẹp của chúng đã mất mọi nghĩa với bạn. Chúng cũng có thể không có đó chút nào. Mặt trời mọc bây giờ như nó bao giờ cũng mọc, nhưng nó không còn làm tràn ngập bạn với sự hồ hởi. Trăng tới trên trời mọi đêm nữa, nhưng hiếm khi nó chạm tới bạn. Điều gì đã xảy ra? Lão Tử nói, “Cái hiệp làm một bị mất.”

Trí tuệ và giác quan đứng ở các mức khác nhau. Tính nhạy cảm nảy sinh trong giác quan. Trí tuệ trải nghiệm nó. Nếu hai điều này bị tách rời, tính nhạy cảm bị mất. Thế thì các giác quan trở nên ù lì và đờ đẫn, và trí tuệ bị bỏ lại không được thông tin. Thế thì thơ ca, âm nhạc, tinh hoa của sự sống, tất cả đều bị khô héo.

Trẻ em dường như là sống trong cõi trời ở đây, trên chính trái đất này nơi chúng ta sống. Điều này là vì hồn con vật của chúng và hồn trí tuệ của chúng vẫn còn là một. Khi đứa trẻ ăn, đó không chỉ thân ăn; chính hồn của nó vui thích từ hành động ăn. Khi nó nhảy múa, chính hồn của nó nhảy múa cùng thân; khi nó chạy, hồn của nó chạy cùng nó. Nó hiện hữu, vậy mà được thống nhất, được tích hợp bên trong bản thân nó. Không rạn nứt nào đã phát triển bên trong nó. Nó vẫn là một toàn thể không phân chia được.

Chúng ta không thể trải nghiệm phúc lạc của đứa trẻ hay tình yêu của đứa trẻ. Điều đó thực tại phải là cách đi vòng khác: năng lực lớn hơn của chúng ta, được hỗ trợ bởi kinh nghiệm sống cả đời của chúng ta, phải làm cho chúng ta đủ tư cách. Nhưng điều này không phải như vậy vì quá trình trải nghiệm bị ngắt quãng bên trong chúng ta. Khi tôi chạm tay bạn, đó chỉ là tay chạm tay. Nếu tay tôi trơ ì, trí tuệ vẫn còn không bị ảnh hưởng.

Một trong các thầy của Mahatma Gandhi đã là một người có tên Handiaro. Chuyện kể về ông ấy rằng khi bất kì người nào chạm tay ông ấy, họ có cảm giác chạm vào tay người chết. Bạn của ông ấy đã ghi chép lại rằng nếu bất kì người nào mà chạm vào tay của Handiaro khi mắt nhắm, sẽ khó biết được liệu họ chạm vào mẩu gỗ hay tay sống.

Tay ông ấy đã trống rỗng mọi tính nhạy cảm.

Có lẽ chuyện này là cường điệu, nhưng trong trường hợp của chúng ta nó rất đúng. Nếu tay sống động, nếu nó rất nhạy cảm, thế thì mọi sợi lông trên tay, mọi lỗ chân lông trên da, đều được chất đầy bởi dòng điện. Chỉ thế thì trí tuệ có thể nhận vào kinh nghiệm này, phúc lạc này của cái chạm.

Nếu tay hờ hững, không thông điệp nào đạt tới trí tuệ, vì trí tuệ không có phương tiện trực tiếp của riêng nó. Các giác quan là cổng của thông minh và thân là phương tiện trung gian của hồn. Thân là việc mở rộng của hồn trong thế giới vật chất. Nếu chúng ta trở thành kẻ thù của thân chúng ta, chúng ta làm đứt gãy mọi kết nối của chúng ta với thế giới. Kết nối của chúng ta với sự tồn tại cũng bị đứt gãy theo cùng tỉ lệ như kết nối của chúng ta với thân bị đứt gãy.

Chúng ta sống, nhưng bao giờ cũng có khoảng cách giữa chúng ta và sự tồn tại. Đi tới chỗ chúng ta có thể tới, khoảng cách này bao giờ cũng còn lại. Khi chúng ta yêu, khoảng cách này vẫn còn, khi chúng ta thân thiết hay tốt bụng, khoảng cách này vẫn còn; bất kì cái gì chúng ta làm, khoảng cách này vẫn còn và rất khó đi qua. Lão Tử nói: “Nhị nguyên hình thành bên trong chúng ta vì chênh lệch này giữa giác quan và thông minh.” Tuy nhiên chênh lệch này là hữu dụng. Khoảng cách nên được hình thành vào lúc này và bị phá vỡ vào lúc khác. Đó là lí do tại sao Jesus đã nói: “Chỉ những người đã trở thành giống trẻ con có thể vào vương quốc của Thượng đế.”

Trở thành giống trẻ con một lần nữa là thành nhạy cảm tới mức từng trải nghiệm đều đạt tới cốt lõi. Trẻ con sở hữu tính không phân chia (bất nhị) nhưng điều đó được sinh ra từ dốt. Người khôn giành lại bất nhị này nhưng lần này điều đó được sinh ra từ trí huệ. Có hồn nhiên của trẻ em, nhưng đó là hồn nhiên dốt. Cùng hồn nhiên này phải được đạt tới bởi hiền nhân. Nhưng thế thì đó là hồn nhiên nảy sinh từ trí huệ và đầy thức tỉnh. Trạng thái thức tỉnh của hồn nhiên phải được thiết lập. Bất nhị của đứa trẻ không kéo dài vì đó không phải là việc đạt tới của nó. Mọi thứ và tình huống xung quanh nó mang tới xung đột bên trong nó và phá vỡ hồn nhiên của nó, tính không phân chia của nó. Tuy nhiên không nhất thiết người phải chết đi với nhị nguyên này bên trong người đó. Bất nhị có thể được thiết lập lại trong thời gian sống của người đó. Khi việc này xảy ra, bất nhị do vậy được thiết lập là phong phú hơn và tốt hơn bất nhị của thời thơ ấu. Các kinh nghiệm cả đời bổ sung chân giá trị lớn hơn cho nó.

Cái gì phải được làm để cho chúng ta có thể hiệp một bất nhị với bản thân chúng ta? Làm sao chúng ta có thể là một bên trong? Trong phương pháp của Lão Tử về hệ thống tu luyện có một phương pháp rất dễ để phát triển việc hiệp một này bên trong bản thân chúng ta. Chúng ta hãy nói về một phương pháp và thế rồi chúng ta sẽ tiếp tục hệ thống tu luyện này trong chi tiết lớn hơn.

Lão Tử tin rằng bất kì cái gì chúng ta làm – dù chúng ta ngồi hay đứng, ăn hay ngủ – chúng ta phải tuyệt đối được nhấn chìm trong hành động của chúng ta, là một đầy đủ với nó. Nếu bạn đang bước trên đường, trở thành bản thân việc bước. Phải không có bất kì khác biệt nào giữa bạn và hành động. “Tôi là việc bước!” Thậm chí không một phương pháp chứng kiến nào mà chúng ta nói tới có thể dẫn tới bất nhị. Tại điểm nào đó, ngay cả nhân chứng cũng phải bị bỏ đi.

Krishnamurti nói về nhận biết, nhưng ngay cả điều này cũng không dẫn tới bất nhị; điều đó phải được loại bỏ về sau. Lão Tử nói, “Không nhận biết không chứng kiến mà là tính một, việc hấp thu đầy đủ. Trở thành bản thân hành động.” Khi bạn bước, trở thành bản thân việc bước; người bước phải không còn lại. Tương tự, khi bạn ăn, trở thành chính bản thân hành động ăn; khi bạn nhìn, trở thành bản thân việc nhìn. Bất kì cái gì bạn làm, làm nó với tính toàn bộ toàn tâm tới mức bạn hoàn toàn là một với hành động  này. Phải không có khác biệt giữa hành động và người làm.

Khi khoảng cách giữa hành động và người làm co lại, có thể tạo ra những chiếc cầu một lần nữa giữa con vật và trí tuệ, giữa giác quan và sự suy xét, giữa thân và hồn. Thế thì chúng có thể được hiệp lại. Việc hiệp lại này được nói tới trong tantra như việc giao hợp bên trong, nơi ý thức bên trong trở thành một với ham muốn.

Tantra nói tới thông minh như yếu tố nam và nói tới bản tính của thân thể như yếu tố nữ. Khi nam và nữ bên trong trở thành một, được hiệp lại với nhau, đỉnh cao nhất của samadhi được đạt tới. Chính trong việc hiệp này mà Lão Tử nói tới.

Cái ‘tôi’ bên trong tôi phải vắng bóng toàn bộ trong bất kì cái gì tôi làm. Hành động có thể là nhỏ bé nhất có thể, nhưng tôi phải được chìm ngập hoàn toàn vào trong nó; tôi phải hoàn toàn là một với nó. Tôi phải được hấp thu hoàn hảo vào trong hành động tới mức cái ‘tôi’ không còn nữa. Cái ‘tôi’ bên trong tôi là nguyên nhân của mọi nhị nguyên. Hoàn toàn là một và được hoà nhập là trở thành không thành kiến, tự do. Chính chỉ thế mà việc hiệp lại là có thể. Nhưng thế thì quá trình này phải được lan toả khắp cuộc sống của người ta. Điều này là khó vì có khoảng cách cố hữu nào đó giữa bạn và thân thể và chừng nào những khoảnh cách này còn chưa bị phá vỡ, khó mà thực hành hệ thống tu luyện về hấp thu đầy đủ.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.3, Ch.2 Hiệp thân và hồn, Đạo vĩnh hằng và luyện hơi thở sống

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Notice: ob_end_flush(): failed to send buffer of zlib output compression (0) in /home/nhoshn0t/public_html/wp-includes/functions.php on line 5471