Việc hiểu là đủ

Hỏi: Lão Tử nói rằng việc hiểu là đủ và rằng biến đổi xảy ra cùng với việc hiểu. Chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi đã hiểu rõ nhưng không cảm thấy biến đổi bên trong chúng tôi. Lí do là gì? Xin thầy giải thích.

 

Bhagwan Sri: Lão Tử nói rằng một khi vấn đề trở nên rõ ràng hoàn hảo, không có gì thêm nữa để được làm, vì thế thì việc hiểu hướng dẫn tất cả hành động của chúng ta và làm cho chúng ta làm cái đáng làm. Cái không đáng làm rơi rụng đi theo cách riêng của nó, hệt như lá khô rụng khỏi cây. Không cái gì cần được làm để không làm cái phải không nên được làm. Cái nên được làm xảy ra theo cách riêng của nó, và cái phải không nên được làm cũng dừng việc xảy ra.

Việc hiểu này là gì? Vì bạn nói rằng bạn cảm thấy bạn hiểu và vậy mà biến đổi Lão Tử nói tới không xảy ra! Thế thì điều này chỉ có thể có nghĩa hai điều: hoặc điều Lão Tử nói là sai hoặc điều chúng ta có thể hiểu lại không phải là việc hiểu.

Điều Lão Tử nói là không sai vì không phải một mình ông ấy mà tất cả những người đã từng biết trên thế gian này, tất cả đều đã nói cùng một điều. Dù đó là Socrates ở Hi Lạp hay Phật ở Ấn Độ, họ đã nói cùng điều, bất kì chỗ nào một người trí huệ đã nói, ông ấy đã chỉ nói điều này: “Việc hiểu là đủ.”

Có nhiều điểm cần được tính tới trong xem xét này, chỉ thế thì chúng ta sẽ hiểu rằng nếu không có biến đổi, điều đó chỉ có nghĩa rằng điều chúng ta biết là việc hiểu thì không phải là việc hiểu.

Điều thứ nhất là: tại sao điều sai xảy ra qua chúng ta và tại sao điều đúng không xảy ra? Lí do gì nằm sau điều này – không hiểu hay cái gì đó khác? Nếu không hiểu là lí do, nó sẽ bị trừ tiệt bởi việc hiểu. Nếu lí do là khác hơn không hiểu thế thì không cái gì sẽ thay đổi. Vấn đề thực tại là ở chỗ nếu dốt là nguyên nhân của hành động của chúng ta, nó phải bị quét đi bởi việc hiểu.

Chẳng hạn: tôi đi ra khỏi phòng này và đập đầu tôi vào tường. Nếu lí do là ở chỗ phòng tối, thế thì bằng việc làm sáng căn phòng, điều này sẽ không xảy ra. Tuy nhiên nếu mặc cho có sáng, nếu tôi vẫn đập đầu vào tường, thế thì điều đó chỉ có thể ngụ ý hai điều: Nó hoặc có nghĩa đã không có sáng – tôi tưởng đã có sáng nhưng thực tại không có gì. Hay nó có thể có nghĩa rằng việc đập vào tường là không liên quan tới tối. Lí do trong trường hợp đó phải là hoàn toàn khác. Tối và sáng không có liên quan gì với nhau.

Nếu đó là cái gì đó khác mà không thể bị trừ tiệt ngay cả bởi việc hiểu, thế thì nó sẽ không bao giờ bị trừ tiệt. Cái mà không thể bị phá huỷ bởi việc hiểu, không thể bị phá huỷ bởi bất kì cái gì khác vì không có gì trên việc hiểu bên trong chúng ta. Thế thì chúng ta nói, nếu việc hiểu không có tác dụng, hành động có thể có tác dụng; nhưng ai sẽ thực hiện hành động này? Chính người dốt sẽ thực hiện hành động này và nếu nó không thể được lau sạch bằng việc hiểu, làm sao nó có thể được trừ tiệt bằng hành động của người dốt?

Nhưng câu hỏi của bạn là hợp lí, vì chúng ta cảm thấy chúng ta đã hiểu và vậy mà không biến đổi nào xảy ra.

Bây giờ chúng ta phải hiểu rằng việc hiểu có thể có hai loại. Có một loại mà dường như là việc hiểu. Chúng ta có cơ chế cho việc hiểu – trí tuệ. Với trí tuệ này chúng ta có thể hiểu bất kì cái gì một cách logic. Nếu bất kì ý nghĩ logic nào được đặt trước trí tuệ, nó hiểu cái đó rất rõ. Nhưng việc hiểu trí tuệ không mang tới biến đổi, vì trí tuệ là phần rất nhỏ của tính cá nhân. Tính cá nhân là thứ rất lớn. Khi bạn hiểu cái gì đó một cách trí tuệ, điều đó không ngụ ý bạn đã hiểu tính cá nhân của bạn, chính bản thể của bạn.

Mãi cho tới đầu thế kỉ này, phương Tây đã không rõ ràng về sự kiện rằng điều chúng ta biết là trí tuệ chỉ là 1/10 của sức mạnh của tâm trí vô thức. Tôi giải thích cho bạn rằng giận là xấu. Bạn hiểu. Nhưng trí tuệ đã hiểu điều đó, lại không bao giờ giận! Giận tới từ chín phần của vô thức, cái nằm sau tâm trí ý thức.

Hiểu điều đó theo cách này: tôi sống trong nhà. Có người gác ở cổng nhà này. Bây giờ người đáng thương này không gây ra mối phiền luỵ nào. Bất kì khi nào có phiền phức chính người chủ bên trong nhà bước ra và gây ra điều đó. Bất kì khi nào một nhà thuyết giảng tới, ông ấy túm lấy người gác cửa và giải thích cho anh ta rằng giận là xấu và rằng anh ta không nên cãi vã. Người đáng thương này thú nhận anh ta hoàn toàn nhận biết về sự kiện rằng giận là xấu. Anh ta nói anh ta nhận biết về sự kiện rằng bất kì khi nào có đánh nhau, người chủ tới từ bên trong và thế thì có hỗn độn.

Bây giờ người thuyết giảng này không nhận biết về sự kiện rằng người mà ông ta đang giảng giải, đã không bao giờ mê đắm trong giận hay gây rối trật tự còn người đã mê đắm trong gây rối trật tự thì không có đường liên lạc với người gác cổng bên ngoài. Bất kì khi nào người chủ tới với súng trường, người canh gác sụp xuống dưới chân ông ta, vì ông ta là người chủ! Khi người chủ về nghỉ, người gác ở lại sau trên ghế đẩu, nhìn lướt qua sự kiện rằng giận không phải là điều tốt.

Điều bạn biết như trí tuệ chỉ là một phần thôi. Nếu chúng ta chia tâm trí bạn thành các phần, thế thì phần này hiểu, trong khi chín phần khác ở trong tối. Mọi lẫn lộn và rối ren của cuộc sống tới từ cái tối của chính phần này. Khi ham muốn về dục nảy sinh bên trong bạn, nó tới từ chín phần này của tâm trí và khi bạn đọc cuốn sách về Brahmacharya, chính 1/10 của tâm trí bạn đọc nó, phần có ý thức mà là kẻ canh gác. Cuốn sách này hấp dẫn bạn và bạn nói nó là đúng. Nhưng khi chín phần kia của tâm trí bị chất đầy với ham muốn dục, một phần này của tâm trí ý thức trở nên vô hiệu quả và bất lực. Nó bị quét sang bên bởi con sóng ham muốn nảy sinh từ những nếp gấp của vô thức.

Trí tuệ được giao cho chỉ một việc: Cố gắng và hiểu vào lúc này và ngồi và hối tiếc vào lúc khác. Phần này của tâm trí không có việc nói ở bất kì đâu.

Nhớ, tầng càng sâu nó càng mạnh hơn. Sức mạnh không bao giờ ở chu vi. Nó bao giờ cũng ở trung tâm. Điều chúng ta biết như trí tuệ, là ở chu vi. Nó là tường ghép và không ai để kho báu của mình ở đó. Kho báu bao giờ cũng được giấu ở chỗ sâu kín bên trong nhất của nhà. Cho nên sinh lực của chúng ta được giấu trong phần bên trong nhất của con người của chúng ta trong khi trí tuệ đứng tại cửa. Chính với trí tuệ này mà chúng ta đọc, chính với trí tuệ này mà chúng ta nghe và hiểu.

Khi Lão Tử nói, “Khi nó tới bên trong việc hiểu của ông, biến đổi xảy ra,” ông ấy nói về trung tâm bên trong bạn. Khi nó tới bên trong việc hiểu về cái ở bên trong bạn, thầy tối thượng; khi người đó bắt đầu hiểu, biến đổi xảy ra.

Bây giờ khó khăn của chúng ta nữa, là rất chính cống. Chúng ta cảm thấy chúng ta hiểu và vậy mà không có biến đổi. Chúng ta ở chỗ chúng ta đang ở. Bây giờ cái gọi là việc hiểu bắt đầu một loại lẫn lộn khác! Bây giờ chúng ta bị phân chia thành hai. Tâm trí lái chúng ta làm điều này và chúng ta muốn làm điều khác, tuy nhiên điều đó không bao giờ xảy ra vì chúng ta chỉ làm theo cái tới từ bên trong. Thế rồi hối hận và cảm giác nhỏ mọn và kém cỏi bắt giữ tâm trí. Thế rồi chúng ta rơi vào trong sự quí trọng riêng của chúng ta. Thế rồi chúng ta cảm thấy, “Mình không là gì cả. Mình không đáng là cái gì cả.”

Cho nên Lão Tử không nói về việc hiểu này. Việc hiểu trí tuệ này là lừa dối. Điều đó cũng dường như ai đó bảo chúng ta rằng nếu bạn tưới nước lên cây, cây sẽ cho ra hoa. Bây giờ chúng ta đi và tưới nước lên lá nhưng không hoa nào xuất hiện. Từ điều này hiển nhiên là điều chúng ta đã được bảo là không đúng. Hay có lẽ, cái chúng ta tưới đã không là nước. Thế thì điều tự nhiên là chúng ta phải nghi vấn tại sao không có hoa. Nhưng người đã bảo chúng ta tưới nước cho cây, đang nói về tưới nước cho rễ của cây.

Bây giờ đây là sự kiện thú vị rằng nếu bạn tưới nước cho lá, nước không tới được rễ nhưng nếu bạn tưới nước cho rễ, nước lên tới lá. Lí do là đơn giản: rễ có cơ chế chuyển nước tới mọi phần của cây, trong khi lá không có. Rễ là trung tâm và lá là chu vi của cây. Do đó, liệu lá còn trên cây hay rụng, là không bản chất. Lá mới tới. Nhưng nếu rễ bị phá huỷ, khó mà thay thế chúng – không thể được.

Hiểu hai điều này đi. Một là: điều bạn gọi là hiểu, đơn thuần là suy luận, lí thuyết, trí tuệ, việc hiểu. Nó không phải là bản chất, khi đi đôi với cái ngã hay toàn thể việc hiểu của chúng ta. Nó không đạt tới chính bản thể của bạn. Do đó không có biến đổi. Do đó, vấn đề được hiểu hoàn toàn nhưng bạn vẫn ở chỗ bạn ở – không có khác biệt trong bạn. Cái gì cần được làm để mang tới việc hiểu này mà có thể đạt tới chính rễ của chúng ta?

Mọi giáo dục và đào tạo của chúng ta đều là của cái gọi là việc hiểu. Chúng ta học toán học bằng trí tuệ này, chúng ta học các ngôn ngữ bằng trí tuệ này và nó là đủ cho chủ định hàng ngày của chúng ta. Và những việc hiểu này là có tác dụng chỉ vì trung tâm bên trong nhất của chúng ta không có trí tuệ riêng của nó. Nếu như nó có, trường học và đại học chắc đã chẳng phục vụ được gì trên thế giới này. Khi bạn cộng hai với hai, không có ai bên trong nói nó không phải là bốn mà là năm. Nếu như có người nói, không trường học hay đại học nào có thể ép buộc bạn chấp nhận 2+2 là 4. Bạn bao giờ cũng sẽ nói nó là năm.

Các đại học là tốt cho các chủ định thực dụng của sự tồn tại hàng ngày vì toán học, ngôn ngữ và bất kì cái gì được dạy ở trường đều do người tạo ra. Nếu những điều này không được dạy cho một người, người đó sẽ vẫn không có chúng. Nếu chúng ta không dạy cho đứa trẻ nói một ngôn ngữ, nó sẽ không có khả năng nói theo cách riêng của nó nhưng chúng ta không phải dạy đứa trẻ cách là giận. Nếu chúng ta không dạy cho đứa trẻ về toán học, nó sẽ không bao giờ biết toán nhưng không trường học hay đại học nào được cần để dạy ham muốn dục. Để nó trong rừng rậm, xa khỏi mọi thứ, ở đó nữa nó sẽ học. Không có vấn đề về học, nó sẽ biết điều đó theo cách riêng của nó vì điều đó nảy sinh từ bên trong nó.

Điều này ngụ ý rằng bất kì cái gì nảy sinh từ bên trong bạn, trong sự sống, đều để bạn vào trong điều đã được xác định trước. Bạn không bao giờ gặp khó khăn liên quan tới những thứ mà không nảy sinh từ bên trong bạn.

Bạn có thể học bất kì ngôn ngữ nào vì nó ở bề ngoài và tâm trí bên trong không cung cấp bất kì sự đối lập nào. Điều các trường học và đại học dạy là huấn luyện tầng trên của tâm trí. Nhưng khi bạn ham muốn thay đổi cuộc sống của bạn từ bên trong, kể cả khi bạn đương đầu với những khó khăn, bạn chỉ dùng các tầng bề mặt của tâm trí bạn. Đây là điểm then chốt của vấn đề này. Bạn tự nhủ mình, “Mình sẽ không giận” nhưng điều này cũng được nói bởi cùng tâm trí mà học toán học. Giận là vấn đề khác hoàn toàn. Toán học là sáng tạo của người, giận là sáng tạo của tự nhiên và không phải là của người.

Chính là khi chúng ta cố phát triển hiểu biết của chúng ta bằng phần này của tâm trí mà khó khăn bắt đầu. Chúng ta thấy nó không có tác dụng. Nếu việc hiểu này được làm cho chỗ sâu kín nhất bên trong của con người bạn, có phương pháp để làm như vậy. Bây giờ phương pháp này ngụ ý rằng trước hết bạn phải hiểu cách bạn đã thu được việc hiểu bề ngoài này. Điều này nữa cùng là việc huấn luyện cho bạn.

Sau huấn luyện trong 20-25 năm, bây giờ có thể cho bạn hiểu rằng 2 cộng 2 là 4.

Một hôm Mulla Nasruddin được thấy ăn vận quần áo rất hoành tráng. Mọi người bị ngạc nhiên với bộ quần áo hoành tráng này và thậm chí anh ta còn đeo cả vòng kim cương trên ngón tay! “Cái gì xảy ra với Mulla vậy?” Họ hỏi, vừa xúm quanh anh ta. “Tôi mới trúng xổ số,” Mulla đáp. “Chuyện đó xảy ra thế nào?” Họ lại hỏi. “Trong ba đêm,” Mulla đáp, “Tôi đã mơ cùng một giấc mơ. Tôi đã thấy số 7 mỗi lần. Cho nên tôi đã nhân 7 với 3 và đặt việc cá của tôi vào số 28.” “Nhưng 7 x 3 là 21 này Mulla và không phải là 28,” họ khăng khăng. “Cứ cho là nó có thể vậy,” Mulla đáp một cách kiêu căng. “Điều đó tạo ra khác biệt gì? Tôi đã đặt 28 và đã trúng!”

Bạn được huấn luyện để học rằng 2 cộng 2 là 4. Điều đó không tới từ bên trong bạn. Điều đó phải được học và được biết. Bây giờ có phương pháp cũng mang việc hiểu của bạn tới trung tâm bên trong nhất và với điều đó bạn phải trải qua những quá trình đa dạng.

Khi Lão Tử nói về điều này, mọi người đã rất đơn giản so với bây giờ. Bây giờ mọi sự là rất khác và đó là nguyên nhân của mọi khó khăn. Thính giả của Lão Tử bao gồm các dân làng, đơn giản, những người chất phác không có huấn luyện trí tuệ. Họ không có các kho trí tuệ. Họ rất gần với tự nhiên, họ là những tâm trí hồn nhiên. Nếu Lão Tử mà nói với bạn, chính câu hỏi đầu tiên bạn chắc đã hỏi, sẽ là câu hỏi chắc đã được hỏi ngày nay. Bạn chắc đã hỏi, “Mặc dù chúng tôi hiểu….” Những người nghe Lão Tử đã không bao giờ nêu ra câu hỏi này.

Trong hàng nghìn bài viết về Lão Tử và Trang Tử, không một người nào đã nêu ra câu hỏi này, rằng chúng tôi đã hiểu nhưng cuộc sống vẫn như cũ. Đúng là nhiều người trong số họ đã nói, “Chúng tôi không hiểu, xin giải thích lại lần nữa.” Thế thì Lão Tử sẽ lại giải thích lần nữa.

Một lần chuyện như vậy đã xảy ra rằng một người mọi ngày tới trong hai mươi mốt ngày để nghe Lão Tử. Mọi ngày người đó chắc lại bảo Lão Tử, “Tôi đã quên điều thầy nói hôm qua. Xin giải thích lại.” Điều này diễn ra trong vài ngày. Một đệ tử của Lão Tử, Mã Tổ không thể chịu được thêm nữa. Vào buổi sáng ngày thứ năm, ông ta dừng người này bên ngoài lều của Lão Tử và nói, “Ông có vấn đề gì vậy?” Người này đáp, “Tôi đã quên mất điều đã được nói ngày hôm qua và do vậy phải tới để hỏi lại.” Mã Tổ nói, “Đi đi, đừng có vào nữa vì ông là người điên và người điên kia là Lão Tử này. Nếu ông tới với cùng câu hỏi cho phần còn lại của đời ông, ông ấy sẽ tiếp tục giải thích cho ông. Vì năm ngày qua tôi đã để ý rằng ông đang ở chỗ ông đang ở với cùng câu hỏi của ông và ông ấy ở chỗ ông ấy ở cùng câu trả lời của ông ấy!”

Khi cuộc đối thoại này đang diễn ra, Lão Tử bước ra khỏi lều của mình và nói, “Cả hai ông cùng tới à? Vào đi. Các ông đã quên à? Thế thì nghe lại vậy.” Trong hai mươi mốt ngày điều này cứ diễn ra. Vào ngày thứ hai mươi hai, anh ta không tới. Chuyện kể rằng Lão Tử đi tới nhà anh ta, sợ anh ta có thể ốm. “Có chuyện gì vậy? Sao hôm nay ông không tới?” Lão Tử hỏi. Người này đáp. “Tôi đã hiểu rồi. Bây giờ tôi là người khác.”

Hiểu khác biệt này đi: Nếu như chúng ta đã đi hai mươi mốt lần tới Lão Tử điều đó chắc đã không phải là vì việc hiểu. Việc hiểu này, theo chúng ta, đã xảy ra chính ngày đầu tiên nhưng cuộc sống đã không thay đổi. Tuy nhiên người này nói rằng: “Nếu tôi hiểu điều thầy đã nói, cuộc sống của tôi phải thay đổi.” Và ở đó vấn đề kết thúc.

Bất kì khi nào Phật nói – và sự kiện đáng kinh ngạc này đã đi tới được biết khi các sách của ông ấy được biên tập – ông ấy đã lặp lại từng dòng không ít hơn ba lần. Bây giờ khó mà in ra cùng nội dung ba lần. Bên cạnh đó, làm cho cuốn sách lớn lên ba lần về kích cỡ, điều đó chứng tỏ làm phiền toái cho độc giả nữa. Do đó khi Rahula Sankrityayana lần đầu tiên dịch vinaya pitaka, ông ấy đặt dấu sao sau từng dòng và trong ghi chú ông ấy đã thêm dấu sao khác và rồi lại dấu sao khác nữa – toàn thể cuốn sách đầy những dấu sao.

Lí do là gì? Sao Phật đã lặp lại thường xuyên thế? Để giải thích một điều, logic phải được đưa ra nhưng để truyền đạt một điều tới cốt lõi bên trong nhất cho những người giản dị đó, mọi điều được cần là việc lặp lại, thế thì điều đó trở thành tựa mật chú và có tính gợi ý và nó nhanh chóng xuyên thấu vào trung tâm bên trong nhất. Việc lặp lại liên tục là đủ. Từng việc lặp lại giúp cho điều đó xuyên thấu nhiều hơn vào bên trong.

Nhưng trí tuệ của chúng ta nắm bắt và hiểu ở chính chỗ bắt đầu cho nên việc lặp lại đó không được cần tới. Nếu nó được lặp lại người nghe sẽ phàn nàn rằng thời gian của người đó đang bị phí hoài. Người đó sẽ nói, “Tôi đã hiểu rồi. Bây giờ tiến xa hơn đi.”

Ngày nay, những người đang thực nghiệm bằng tâm trí vô thức, đang không làm gì ngoài việc lặp lại. Chẳng hạn, đã có một nhà tâm lí lớn ở Paris có tên là Emile Coue người đã chữa bệnh cho hàng nghìn người. Ông ấy thường để bệnh nhân nằm trên tràng kỉ và liên tục lặp lại trong một giờ, “Bạn không ốm, bạn không ốm.”

Bệnh nhân của ông ấy chắc đã có thể dễ dàng nói với ông ấy “Đủ rồi. Tôi đã hiểu. Cần gì lặp đi lặp lại nó mãi thế?” Nhưng Emile chắc sẽ nói, “Ông đã hiểu từ chính lúc bắt đầu rồi nhưng việc lặp lại này sẽ mang thông điệp đó vào sâu bên trong ông.” Sau đó một chút trí tuệ trên bề mặt – mà chỉ quan tâm tới cái mới và không quan tâm tới cái cũ – sẽ sớm phát chán và đi ngủ. Thôi miên chỉ là điều này và không nhiều hơn. Ý thức bề mặt bị đặt vào ngủ.

Nhưng Emile cứ lặp lại. Thế rồi khi tâm trí ý thức nhào vào ngủ, các tầng của vô thức đón nhận tiếng vọng này. Sau một lúc, những tầng này cũng rơi vào ngủ. Thế thì các tầng đằng sau những tầng này, đón nhận lời gợi ý này. Điều này tiếp diễn cho tới khi thông điệp này đạt tới lõi bên trong nhất. Khi trung tâm này tin rằng bạn không ốm, ốm không còn nữa.

Bởi lí do này, nhiều phương pháp dùng mật chú, thiền và tantra và các quá trình đa dạng khác đã được tiến hoá ra. Mọi điều này đã tới về sau khi mọi người bắt đầu thành phức tạp hơn. Mãi cho tới thời của Lão Tử, đã không có nhu cầu, vì mọi người đã là đơn giản, chất phác. Cánh cửa của con người bên trong nhất của họ được để mở và không có trí tuệ canh gác nó. Do đó, bất kì cái gì được nói ra bởi người như Lão Tử, thường đã xuyên thấu sâu vào bên trong. Các thu xếp đã được thực hiện cho hiệu quả này.

Một mình người có thể tiến tới tới Lão Tử là người sẵn sàng và sẵn lòng có đức tín với Lão Tử. Nếu bất kì người nào tranh cãi với Lão Tử, chắc ông ấy sẽ nói cho người đó, “Đôi khi ông nên đi tới thầy kiểu như vậy đi, và sống cùng thầy.”

 

Từ “Con đường Đạo”, T.2, Ch.15 Việc hiểu, tính rỗng, buông xuôi và nỗ lực

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Notice: ob_end_flush(): failed to send buffer of zlib output compression (0) in /home/nhoshn0t/public_html/wp-includes/functions.php on line 5471